Điều Dưỡng Sài Gòn Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sát Khuẩn Da Trong Chăm Sóc Y Tế

Tùy từng loại thủ thuật mà đòi hỏi mức độ vô khuẩn hay hữu khuẩn và phương pháp sát khuẩn cũng như dung dịch sát khuẩn da là khác nhau.

Hướng dẫn kỹ thuật sát khuẩn vùng da trong chăm sóc y tế

Hướng dẫn kỹ thuật sát khuẩn vùng da trong chăm sóc y tế

Trong quá trình chăm sóc của điều dưỡng, sát khuẩn vùng da là thao tác thường dùng để giúp hạn chế đáng kể lượng vi khuẩn trên bề mặt da, tùy từng loại thủ thuật mà đòi hỏi mức độ vô khuẩn hay hữu khuẩn và phương pháp sát khuẩn cũng như dung dịch sát khuẩn da là khác nhau. Những loại thuốc sát khuẩn lý tưởng là thuốc sát khuẩn được cả da và ở lỗ chân lông, phải tác dụng sát khuẩn được với hầu hết tất cả các loại vi khuẩn. Ngoài ra thuốc không gây kích thích da, không gây dị ứng và không bị phá huỷ bởi rượu, xà phòng và các chất hữu cơ khác. Thực tế hiện nay không có hợp chất sát khuẩn nào đáp ứng tất cả các yêu cầu trên nên thông thường trong những thủ thuật lớn, xâm nhập đòi hỏi vô khuẩn luôn có sự phối hợp hai hay nhiều loại dung dịch sát khuẩn.

Những loại thuốc sát trùng được sử dụng trên lâm sàng

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn giới thiệu một số thuốc sát trùng sử dụng trên lâm sàng:

Cồn Ethanol: Có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm và có thể diệt được virus được áp dụng rộng rãi trong sát khuẩn những vùng tiêm truyền. Thuốc có tác dụng nhanh nếu ở nồng độ cao nhưng thông thường loại cồn này được sử dụng ở nồng độ là 700 vì nếu ở nồng độ quá cao như cồn 900 thì khả năng bay hơi rất nhanh dẫn đến làm giảm thời gian sát khuẩn ở trên bề mặt da.

Cồn Iod (biệt dược Povidine hay Betadine): Nồng độ từ 1- 10% có tác dụng diệt vi khuẩn, nấm và cả virus. Khả năng sát khuẩn của cồn Iod cao hơn so với cồn Ethanol nên được áp dụng trong những thủ thủ đòi hỏi vô khuẩn cao hoặc trong những cuộc tiểu phẫu, đại phẫu. Thông thường cồn Iod vẫn được sử dụng để sát khuẩn vết thương đã tiến triển tốt và lên mô hạt nhưng cần pha loãng với nồng độ thấp tránh tình trạng làm bỏng vết thương. Trong những thủ thuật hay phẫu thuật cồn Iod thường được sát khuẩn lại sau khi đã được sát khuẩn bởi cồn Ethanol.

Tím Gentian: Chỉ có tác dụng kìm khuẩn đặc biệt là trên vi khuẩn Gram (+) nên thường được bôi vào da bị viêm nhiễm hoặc nấm. Đặc biệt vì thuốc làm lâu liền vết thương và nguy cơ độc cho tế bào nên không được sử dụng cho vùng niêm mạc hoặc những vết thương hở.

Đỏ Eosin/ Xanh Methylen: Có tác dụng kìm khuẩn, nấm và không gây chậm liền vết thương được áp dụng sát khuẩn trong một số bệnh viêm nhiễm nhẹ ngoài da như: chàm, thủy đậu…

Hướng dẫn kỹ thuật sát khuẩn da từ Điều dưỡng viên Sài Gòn

Hướng dẫn kỹ thuật sát khuẩn da từ Điều dưỡng viên Sài Gòn

Kỹ thuật sát khuẩn

  • Đối với những vết thương bẩn, nhiễm khuẩn thì trước khi sát khuẩn cần rửa sạch vùng mổ bằng nước muối sinh lý hoặc bằng dung dịch Hydropeoxid để loại bỏ vết bẩn và dị vật.
  • Dùng phẫu tích có mấu gắp gạc củ ấu/ bông cầu/ gạc đã thấm dung dịch sát khuẩn.
  • Chuyển sang Kelly và bắt đầu sát khuẩn.
  • Tiến hành sát khuẩn theo nguyên tắc: từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài theo hình xoắn ốc rộng ra xung qua vết thương.
  • Bỏ gạc/ bông bẩn và tiến hành sát khuẩn như trên đến khi sạch.
  • Trường hợp vết thương mới khâu để tránh bị bục chỉ vết khâu nên sát khuẩn vêt thương từ trong và đi ra ngoài, từ trên xuống dưới không theo nguyên tắc hình xoắn ốc.
  • Trường hợp sát khuẩn vùng da rộng như trong phẫu thuật có thể dùng dung dịch sát khuẩn tưới lên vùng da và sau đó dùng gạc/ bông sát khuẩn theo nguyên tắc từ trên xuống và từ trong ra ngoài thoe hình xoắn ốc.