Trong cuộc sống thường ngày tủ lạnh là một thiết bị phổ biến tiện dụng trong gian bếp. Được dùng để bảo vệ đồ ăn, vậy giữ nhiệt độ tủ lạnh như nào để an toàn thực phẩm
Ở nhiệt độ phòng, số lượng vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể tăng lên gấp đôi chỉ sau mỗi 20 phút. Thực phẩm được làm lạnh đến nhiệt độ thích hợp là cách tốt nhất để làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Để đảm bảo rằng tủ lạnh hoạt động hiệu quả, ngăn lạnh cần giữ ở nhiệt độ thấp hơn 4℃, ngăn đông nên duy trì ở khoảng -18℃.
Vì rất ít loại tủ lạnh hiển thị nhiệt độ thật sự, việc sử dụng một nhiệt kế gắn thêm vào sẽ giúp bạn kiểm tra nhiệt độ và điều chỉnh cài đặt ngăn lạnh và ngăn đông khi cần thiết. Dùng một cái nhiệt kế cho ngăn lạnh, một cái cho ngăn đông và kiểm tra chúng thường xuyên.
Contents
Giữ nhiệt độ bao nhiêu để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Theo các Bs Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho hay: Để duy trì nhiệt độ của tủ lạnh ở 4℃, cần lưu ý các bước sau để chắc chắn thực phẩm trong tủ lạnh được bảo quản ở trạng thái an toàn nhất có thể:
- Tránh bao gói quá nhiều: không khí lạnh cần phải tuần hoàn xung quanh thực phẩm để đảm bảo nhiệt độ lạnh thích hợp.
- Lau sạch nước tràn ngay lập tức: để giảm sự phát triển của vi khuẩn Listeria (là loại vi khuẩn có thể phát triển ở nhiệt độ tủ lạnh), loại bỏ nước chảy tràn (đặc biệt là nước chảy tràn từ thịt rã đông) sẽ giúp ngăn chặn “sự xâm nhiễm chéo”, tức vi khuẩn từ một loại thực phẩm này lây nhiễm vào một loại thực phẩm khác.
- Đậy kín thực phẩm: các thực phẩm được tồn trữ lạnh trong hộp đậy kín hoặc các túi bảo quản được dán kín và kiểm tra hàng ngày.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thực phẩm: loại bỏ thực phẩm đã quá hạn sử dụng. Nếu bạn không chắc chắn hay nếu thực phẩm trông đáng ngờ thì nguyên tắc đơn giản là “Khi có nghi ngờ, hãy vứt nó đi”.
Mọi người nên thường xuyên dọn tủ lạnh: nhằm đảm bảo rằng đây phải là một phần trong nội dung dọn dẹp nhà bếp của bạn.
Làm lạnh nhanh chóng như thế nào là an toàn thực phẩm?
Điều quan trọng là phải cho thực phẩm vào tủ lạnh một cách nhanh chóng ngay sau khi mua hoặc chế biến. Đặt thực phẩm dễ hư hỏng ở bên ngoài trong 2 giờ hoặc hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phân chia một cách nhanh chóng và có thể gây ra các nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến ngộ độc thực phẩm.
- Thực phẩm tươi sống: không bao giờ để thịt sống, gia cầm, hải sản, trứng hay các sản phẩm cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ, hạn chế trong 1 giờ nếu nhiệt độ không khí lớn hơn 32℃.
Lưu ý thêm rằng nhiệt độ xe hơi thậm chí còn nóng hơn nhiệt độ phòng, vì vậy không được đặt thực phẩm trong xe lâu hơn cần thiết và không bao giờ trên 2 giờ (hoặc 1 giờ trong ngày nóng). - Thực phẩm chế biến sẵn: những thực phẩm này cũng cần được bảo quản lạnh hoặc đông lạnh trong vòng 2 giờ. Để giúp thực phẩm nóng nguội nhanh hơn, cần chia nhỏ thực phẩm vào các hộp chứa trước khi cho vào tủ lạnh.
- Thực phẩm có nước sốt: luôn luôn giữ thực phẩm trong tủ lạnh khi nó được phủ sốt. Vi khuẩn có thể nhân số lượng một cách nhanh chóng trong thực phẩm có sốt ở nhiệt độ phòng. Cũng lưu ý rằng không bao giờ sử dụng lại sốt nếu bạn chưa đun sôi lại.
Rã đông an toàn thực phẩm như thế nào?
Theo Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược –Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Do vi khuẩn có thể nhân lên một cách nhanh chóng trong thực phẩm không được bảo quản lạnh, nên sẽ không an toàn khi rã đông thực phẩm ở nhiệt độ phòng. Nếu không được làm lạnh, một số vi khuẩn có thể tạo độc tố, các độc tố này bền trong quá trình nấu nướng và vẫn tồn tại thậm chí khi thực phẩm đã được đun đến nhiệt độ đủ giết vi khuẩn.
Có ba cách để rã đông an toàn: trong tủ lạnh, trong nước lạnh và trong lò vi sóng. Nếu rã đông thực phẩm trong nước lạnh, hãy thay nước mỗi giờ để chắc chắn nước vẫn còn lạnh. Thực phẩm rã đông bằng lò vi sóng phải được nấu ngay sau khi rã đông.