Cây sâm nam tuy là một cây mọc hoang nhưng trong YHCT là một vị thuốc chữa bệnh để giải nhiệt và mát gan hoặc có thể nấu canh ăn trong bữa ăn gia đình
Contents
- 1 Cách gọi tên của cây sâm nam là gì?
- 2 Đặc điểm và khu vực phân bố của cây sâm nam
- 3 Tác dụng – Công dụng chữa bệnh của sâm nam
- 4 Mách bạn đọc một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm nam
- 4.1 1. Cây sâm đất chữa sốt nóng, khát nước
- 4.2 2. Cây sâm đất chữa chứng chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi
- 4.3 3. Cây sâm đất có tác dụng chữa tiểu đường
- 4.4 4. Cây sâm đất có tác dụng chữa cao huyết áp
- 4.5 5. Cây sâm đất chữa vết thương ghẻ lở, làm liền sẹo, chữa bệnh phong
- 4.6 6. Cây sâm đất chữa bệnh sâu răng, viêm đường tiết niệu – sỏi thận
- 4.7 7. Cây sâm đất giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan
- 4.8 8. Cây sâm đất trị chứng khó tiêu, táo bón
- 4.9 9. Bài thuốc chữa kiết lị từ lá sâm đất
- 4.10 10. Cây sâm đất chữa vết thương làm mủ
Cách gọi tên của cây sâm nam là gì?
Trên đất nước của chúng ta có rất nhiều loại cây thuốc nam quý hiếm. Chúng có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả mà nhiều loại thuốc tây không có. Một trong những loại cây dễ trồng dễ gặp đó là cây sâm nam, một cây thuốc quý cho sức khỏe của con người.
- Tên Khoa Học: Talinum paniculatum
- Tên khác : địa sâm, sâm thổ cao ly, sâm quy bầu
- Thuộc họ Sâm mồng tơi : Talinaceae
Sâm nam ( sâm đất) là thảo dược quý được con người sử dụng hàng triệu năm trước, chúng điều trị được rất nhiều chứng bệnh như viêm gan, nhiễm trùng, lợi tiểu…
Đặc điểm và khu vực phân bố của cây sâm nam
-
Đặc điểm:
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết: Sâm nam hay còn gọi là sâm đất là loại cây thảo dược, rễ cây to mập, thân được phân thành nhiều nhánh có màu đỏ. Sâm đất mọc hoang ở nhiều nơi đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Cây sâm đất thường được biết đến với hai nhóm công dụng chính là làm thức ăn và làm thuốc.
Vì lá cây sâm đất có vị hơi đắng, cay; tính lạnh, có ít độc nên khi dùng với liều lượng cao có thể gây nôn mửa và ra nhiều mồ hôi nên bạn hạn chế ăn lá
Lá cây mọc so le, hình trái xoan thuôn hay hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn, phiến lá dày, hơi mập, bóng cả hai mặt, mép lá hầu như lượn sóng.
Hoa nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh, dài khoảng 30cm. Quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hay xám tro. Hạt rất nhỏ, dẹt, màu đen nhánh. Cây sâm đất ra hoa vào tháng 6-7, có quả vào tháng 9-10.
Sâm đất thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh. Đặc điểm nổi bật loài cây này đó là hoa của chúng có màu hồng tím, mọc thành từng chùm nhỏ đẹp mắt. Quả sâm đất nhỏ, khi chín có màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi.
Cây sâm đất có củ tròn, dài khoảng 3cm, với thân mọc trên mặt đất cao khoảng 50 cm, hoa to màu lam tím đẹp.
-
Phân bố:
Sâm đất loại cây nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, du nhập sang Việt Nam vào khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc thành cây hoang, phát triển tự nhiên.
Đây là loài cây mọc hoang được tìm thấy ở nhiều tỉnh thành của nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi. Sâm đất thường mọc đứng với phần thân nhẵn và phân thành nhiều nhánh.
Ở nhiều địa phương, lá và rễ của sâm đất được thu hái và sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Người dân nhiều vùng thường chế biến phần này thành các món nấu hoặc xào chay với tỏi.
Canh rau sâm đất ăn vừa có vị ngọt vừa có vị chua giống như bạn đang ăn rau mồng tơi những không nhớt như rau mồng tơi.
Tác dụng – Công dụng chữa bệnh của sâm nam
- Sâm đất không những thanh nhiệt, giải độc mà còn có tác dụng trị liệu, như trong chứng viêm khớp có khả năng giảm viêm sưng và giảm đau hiệu quả.
- Điều trị các chứng bệnh trong hệ tiêu hóa như: giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, tăng khẩu vị,giảm đau bụng.Sâm nam đồng thời cũng giảm táo bón.
- Ngoài ra sâm nam còn giúp giãm cơn ho và suyễn.
- Sâm nam còn có tác dụng tăng cường chức năng sinh lí ở nam giới.
- Những bệnh về da như ghẻ, giun sán sâm nam cũng đem lại rất hiệu quả.
- Sâm nam giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị chứng bệnh sạn thận, u nang (cystis)và viêm thận.
- Các thành phần có trong sâm nam giúp bảo vệ gan, giải độc gan.
- Sử dung sâm nam thường xuyên có thể kích thích tẩy sạch ống, túi mật và tất cả những sự rối loạn gan.
- Sâm nam còn có thể hỗ trợ điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, tăng cường hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Mách bạn đọc một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm nam
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ tới mọi người một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm nam như sau:
Ở Việt Nam, người dân thường sử dụng sâm đất để trị ho, chữa bệnh gan hoặc phù thũng… Dưới đây là một số bài thuốc từ sâm đất bạn có thể dễ dàng áp dụng:
1. Cây sâm đất chữa sốt nóng, khát nước
Tác dụng của cây sâm đất là thanh nhiệt, giải độc chính vì vậy trong mùa hè bạn có thể sử dụng sâm đất nấu nước uống để giải khát.
Cách dùng: Vỏ rễ cây sâm đất 6gam sắc với 200ml nước cho tới khi chỉ còn 50ml nước. Sắc uống mỗi ngày.
2. Cây sâm đất chữa chứng chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi
Cách thực hiện với bài thuốc như sau: rễ và thân cây sâm đất mỗi loại 8gam sắc uống với 250ml nước. Sắc uống mỗi ngày, sau 1 tuần bạn sẽ thấy cơ thể không còn mệt mỏi, chóng mặt.
3. Cây sâm đất có tác dụng chữa tiểu đường
Sử dụng 75gam cây sâm đất tươi, nếu có sâm đất khô thì sử dụng với lượng 25gam sắc uống mỗi ngày. Duy trì uống mỗi ngày 1 thang, thực hiện trong nhiều ngày bệnh mới thiên giảm.
4. Cây sâm đất có tác dụng chữa cao huyết áp
Tác dụng của cây sâm đất chính là chữa bệnh cao huyết áp, chính vì vậy bạn có thể thực hiện với bài thuốc đơn giản, 12gam hoa sâm đất tươi hoặc khô sắc với lượng nước vừa đủ.
Uống mỗi ngày, không những cân bằng huyết áp mà còn hạn chế tình trạng cao huyết áp đột ngột.
5. Cây sâm đất chữa vết thương ghẻ lở, làm liền sẹo, chữa bệnh phong
Thực tế trong dân gian Việt Nam, người ta sử dụng lá cây sâm đất nấu nước lá để uống, cành và rễ cây sâm đất nấu nước tắm cho người ghẻ lỡ và kể cả người bị phong.
6. Cây sâm đất chữa bệnh sâu răng, viêm đường tiết niệu – sỏi thận
Ngoài những tác dụng và bài thuốc trên, cây sâm đất còn có hiệu quả điều trị bệnh sâu răng, viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Chữa sỏi thận: Công dụng điển hình nhất của cây sâm đất chính là chữa sỏi thận, lợi tiểu, giải độc gan. Bạn hãy dùng từ 10-25g sâm đất khô mỗi ngày, mang sắc thành thuốc hoặc tán bột rồi hòa cùng nước sôi như dùng trà. Liều lượng thích hợp để uống bột sâm đất là 10g bột trong 1 lít nước đun sôi, chờ hỗn hợp nguội là dùng được.
7. Cây sâm đất giúp giải nhiệt cơ thể, làm mát gan
Lấy lá sâm đất đem nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc gan vô cùng hiệu quả.
8. Cây sâm đất trị chứng khó tiêu, táo bón
Sâm đất uống còn giúp giảm trừ gaz trong hệ tiêu hóa, giảm đau bụng. Sâm đất còn giúp giảm tình trạng bị táo bón kéo dài rất tốt cho hệ tiêu hóa.
9. Bài thuốc chữa kiết lị từ lá sâm đất
Lá sâm đất cũng chữa kiết lị rất hay. Lấy 100g lá sâm đất, 100g cỏ sữa, đem rửa sạch, cho vào ấm đun với 400ml nước.
Đun cho đến khi nước cạn còn 100ml thì gạn ra lấy nước, ngày uống từ 1 đến 2 lần. Nếu kiết lị kèm hiện tượng hay đi ngoài nhiều thì có thể thêm vào 20g cỏ nhọ nồi.
10. Cây sâm đất chữa vết thương làm mủ
Khi dùng ngoài da, cây sâm đất giúp làm lành vết thương phát mủ và giúp liền sẹo nhanh hơn.
Có thể dùng thân cây sâm đất đốt thành than rồi tán bột. Sau đó mang bột rắclên vết thương để sát trùng và trị liệu sưng tấy. Ngoài ra, hạt của quả sâm đất dùng ngâm nước sẽ tạo ra một loại keo như thạch. Dùng keo này đắp lên mụn nhọt và các vết đứt, rất tốt cho vết thương, giúp mau lành.
Như vậy, qua bài viết trên Y học cổ truyền Sài Gòn phần nào đã gửi tới bạn đọc những thông tin cụ thể về cây sâm nam có nhiều tác dụng và công dụng chữa bệnh tuyệt vời và an toàn.