Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Về Bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki là bệnh viêm nhiễm không mang tính chất đặc trưng ở các vùng mao mạch hay mạch máu nhỏ và trung bình. Vậy cách chẩn đoán và điều trị bệnh này như thế nào?

Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và gây di chứng trên mạch máu nuôi tim
Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và gây di chứng trên mạch máu nuôi tim

Hãy theo dõi bài viết này để được các chuyên gia Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn những thông tin về căn bệnh Kawasaki (Bệnh Nhật Bản)!

BỆNH KAWASAKI LÀ GÌ?

Bệnh Kawasaki (Bệnh Nhật Bản) là bệnh viêm nhiễm không mang tính chất đặc trưng ở các vùng mao mạch hay mạch máu nhỏ và trung bình. Bệnh thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và gây di chứng trên mạch máu nuôi tim rất cao nên dễ gây nên tình trạng tử vong.

Bệnh thường diễn ra rầm rộ và xuất hiện tươn tự bệnh khác, đôi khi tiến triển lâm sàng tự thoái lui nên dễ bỏ sót, không được theo dõi và điều trị. Bệnh căn thường xảy ra ở Nhật Bản hoặc là Mỹ và tên căn bệnh được đặt bởi người bác sĩ người nước Nhật Bản.

CÁCH CHẨN ĐOÁN BỆNH KAWASAKI

Chẩn đoán xác định

Dựa vào các triệu chứng trên lâm sàng vì không có các triệu chứng cận lâm sàng đặc trưng. Triệu chứng lâm sàng bệnh Kawasaki có các biểu hiện như sau:

  • Sốt hình cao nguyên từ 5 ngày trở lên
  • Xuât hiện viêm kết mạc mắt 2 bên
  • Hội chứng tăng sinh dòng mạch máu ở vùng miệng như: Môi đỏ mọng, rỉ máu, sưng phù khoang miệng và xuất hiện hiện tượng lưới dây tây.
  • Biến đổi màu sắc ở các chi. Giai đoạn đầu: Phù mu bàn tay, mu bàn chân, trong lòng bàn tay và bàn chân thì đỏ như da cóc tía. Giai đoan bán cấp: Bong lớp sừng vùng các đầu chi
  • Nổi ban đỏ toàn thân
  • Nổi hạch vùng hàm không kèm mủ

Sử dụng biện pháp xét nghiệm

Đa số bệnh nhân có tăng số lượng WBC, công thức bạch cầu chuyển trái (Số lượng bạch cầu >10.000/ mm3; NEUT >50%); Tăng PLT từ ngày thứ 7 (> 440.000/ mm3); Thiếu máu nhược sắc các mức độ; Phản ứng viêm tăng sớm và kéo dài: ESR > 40 mm/h; CRP tăng rõ (>30mg/dl).

Thay đổi ít gặp hơn: tăng SGOT, SGPT; giảm Albumine huyết thanh (<3.0gr/dl); xuất hiện bạch cầu trong nước tiểu ( > 10 bạch cầu /vi trường).

Siêu âm tim

Tiêu chuẩn giãn hay phình động mạch vành: đường kính trong (lumen diameter) >3 mm ở trẻ dưới 5 tuổi, > 4 mm ở trẻ trên 5 tuổi; hoặc đường kính động mạch vành nơi tổn thương gấp rưỡi đoạn kế tiếp. Theo diện tích da: Z score của ĐMV phải và nhánh liên thất trước ≥ 2,5 SD.

Tiêu chuẩn tổn thương viêm động mạch vành, viêm tim (giai đoạn cấp, 10 ngày đầu): thành động mạch vành dày, mất thuôn hoặc giãn rất nhẹ (kích thước động mạch vành phải hoặc nhánh liên thất trước là 2-2,5 SD), hoặc tràn dịch màng tim, hoặc hở van 2 lá, hoặc chức năng tâm thu thất trái giảm.

Những tổn thương ĐMV chủ yếu xảy ra trong giai đoạn cấp và bán cấp (tuần 2 – 4)

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH KAWASAKI

Giai đoạn cấp

Trong giai đoạn này theo các Y sĩ đa khoa, bạn có thể sử dụng các loại thuốc với liều lượng như sau:

  • Aspirin: 80-100mg/kg/ngày cho đến khi hết sốt.
  • Gamma globulin: 2g/kg 1 liều duy nhất, truyền tĩnh mạch từ 10-12 giờ. Theo dõi cẩn thận mạch, huyết áp vào các thời điểm bắt đầu truyền, 30 phút và 1 giờ sau truyền, và mỗi 2 giờ sau đó cho đến khi ngừng truyền. Nếu không hiệu quả (bệnh nhân vẫn còn sốt 48 giờ sau khi truyền), có thể xem xét lặp lại lần 2 với liều tương tự

Giai đoạn bán cấp

Aspirin: 3-5 mg/kg/ngày cho đến 6 tuần (nếu không có tổn thương mạch vành) hoặc cho đến khi có bằng chứng hết dãn mạch vành trên siêu âm.

Chú ý: những trẻ đã có dùng gamma globulin, nên trì hoãn tiêm chủng các vacxin virus sống giảm độc lực (sởi, quai bị, rubella và thủy đậu) 6-11 tháng kể từ khi dùng gamma globulin.

Qúa trình theo dõi bệnh nhân

  • Nếu không có di chứng dãn mạch vành: đếm tiểu cầu và siêu âm tim 2D kiểm tra lúc 6-8 tuần, không cần theo dõi kéo dài quá 8 tuần.
  • Nếu có di chứng dãn mạch vành: đếm tiểu cầu và siêu âm tim 2D kiểm tra lúc 6-8 tuần và mỗi 6 tháng – 1 năm. Hướng dẫn hạn chế hoạt động thể lực nếu có dãn mạch vành lớn hoặc nhiều nơi.
  • Tiêm chủng: những trẻ đã có dùng gamma globulin, nên trì hoãn tiêm chủng các vaccines virus sống giảm độc lực (sởi, quai bị, rubella, thủy đậu) 6-11 tháng kể từ khi dùng gamma globulin.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh Kawasaki mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến cá bạn