Bác Sĩ Y Học Cổ Truyền Hướng Dẫn Bài Thuốc Phù Chính Giải Biểu

Trong Y học cổ truyền bài thuôc phù chính giải biểu được dùng cho người vốn hư bị cảm nhiễm ngoại tà, có hội chứng ở biểu.

Bài thuốc phù chính giải biểu

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn bài thuốc phù chính giải biểu

Phương thuốc tư âm( dưỡng huyết) giải biểu

Bản thân cơ thể người bệnh có âm hư, huyết hư, ngoại tà thừa cơ xâm phạm phải dùng phương pháp tư âm giải biểu để chữa.

Bài thuốc: Thông bạch thất vị ẩm

Thành phần: Thông bạch 10g, Cát căn 10g, Sinh khương 6g, Mạch môn 10g, Đậu xị 10g, Can địa hoàng 10g.

Cách dùng: sắc uống ấm

Công dụng: dưỡng huyết giải biểu

Chủ trị: bản thân người bệnh có âm huyết hư giữ gìn không cẩn thận, cảm phải ngoại tà hoặc sau khi mất máu bị cảm phải ngoại tà( phong hàn): đau đầu, người nóng, hơi lạnh, không ra mồ hôi.

Trợ dương( ích khí) giải biểu

Chính là do có bệnh ngoại cảm ở biểu kiêm có chứng dương khí bất túc mà đặt ra. Thể chất dương suy, chính khí không đủ, hoặc cảm thụ ngoại tà, không thể cổ vũ cho tà xuất ra ngoài được.

Bài thuốc: Ma hoàng phụ tử tế tân thang ( Thương hàn luận)

Thành phần: Ma hoàng 6g, Tế tân 4g, Phụ tử chế 12g

Cách dùng: sắc uống nóng

Công dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng trợ dương giải biểu

Chủ trị: chữa chứng dương hư bị ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh nhiều, phát sốt hoặc hơi sốt, mạch không phù mà trầm.

Lý khí giải biểu

Dùng khi bệnh ở biểu kiêm  chứng khí trệ, khí uất không được thư thái.

Bài thuốc: Hương tô ẩm.

Thành phần: hương phụ, tử tô, trần bì, chích thảo.

Hóa ẩm giải biểu

Dùng cho biểu chứng kiêm có chứng đàm ẩm.

Bài thuốc: Tiểu thanh long thang

Thành phần: ma hoàng, bạch thược, quế chi, tế tân chích cam thảo, bán hạ chế, ngũ vị tử, can khương.

Thấu chuẩn giải biểu

Dùng chữa trẻ con bị bệnh sởi, sởi muốn mọc mà không được, hoặc đã thấu được nhưng không đều. Nhân bệnh sởi mới bắt đầu, tà bệnh còn ở biểu, phải dùng phép thấu cơ giải biểu, làm cho chẩn mọc đều, tà khí có đường mà giải thoát.

Bài thuốc: Thăng ma cát căn thang

Thành phần: thăng ma, cát căn, thược dược, chích thảo, các vị bằng nhau.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *