Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Bệnh Ban Đỏ Ở Trẻ Em

Bệnh ban đỏ ở trẻ em là bệnh hình thành khi cơ thể bị nhiễm nhóm khuẩn cầu chuỗi A. Loại vi khuẩn này sẽ tạo ra một chất độc gây phát ra các ban màu đỏ trên cơ thể bé

Bệnh ban đỏ ở trẻ em là bệnh hình thành khi cơ thể bị nhiễm nhóm khuẩn cầu chuỗi A (hình ảnh sưu tầm)
Bệnh ban đỏ ở trẻ em là bệnh hình thành khi cơ thể bị nhiễm nhóm khuẩn cầu chuỗi A (hình ảnh sưu tầm)

Hãy cùng các bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh ban đỏ ở trẻ em qua bài viết sau đây!

TỔNG QUAN NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH BAN ĐỎ Ở TRẺ EM

Bệnh ban đỏ ở trẻ em là bệnh gì?

Bệnh ban đỏ ở trẻ em là bệnh hình thành khi cơ thể bị nhiễm nhóm khuẩn cầu chuỗi A. Loại vi khuẩn này sẽ tạo ra một chất độc gây phát ra các ban màu đỏ trên cơ thể bé.

Không phải hầu hết các khuẩn cầu chuỗi đều sẽ tạo ra chất độc gây phát ban đỏ này. Và không phải tất cả trẻ em đều bị nhiễm khuẩn. Sẽ có trường hợp trong cùng một gia đình nhiễm khuẩn này, nhưng chỉ có một trẻ (thường là trẻ dễ bị nhiễm độc) có dấu hiệu phát triển thành bệnh ban đỏ. Trong khi đứa trẻ còn lại thì không.

Bệnh ban đỏ ở trẻ em có lây lan không?

Bệnh ban đỏ ở trẻ em có thể lây vi khuẩn cho người khác qua chất dịch từ mũi, họng khi ho hoặc hắt hơi. Nếu trẻ bị nhiễm trùng da do khuẩn cầu chuỗi như bệnh chốc lở,… còn có thể lây bệnh qua tiếp xúc với da.

Không có biện pháp nào là tuyệt đối để tránh bệnh ban đỏ ở trẻ em lây lan. Khi trẻ mắc bệnh ở nhà, cách an toàn nhất là cho trẻ dùng riêng tất cả các vật dụng và thường xuyên rửa sạch các vật dụng này bằng xà phòng nóng. Khi chăm sóc trẻ bệnh, phải rửa tay thường xuyên để hạn chế bệnh ban đỏ ở trẻ em lây lan.

Triệu chứng thường gặp của bệnh ban đỏ ở trẻ em là gì?

Dấu hiệu rõ nhất của bệnh ban đỏ chính là nổi ban. Ban đầu, những đốm nhỏ như vết cháy nắng, sưng và có thể gây ngứa. Thường xuất hiện đầu tiên ở lưng và cổ, các vùng quanh miệng thường là không bị ảnh hưởng.

Các đốm nhỏ này sẽ lây lan từ lưng và ngực đến các phần còn lại trên cơ thể bé. Ở các vùng da thường gấp lại như nách, khuỷu tay, ban sẽ tạo thành các vết đỏ cố định. Còn trên các phần khác, ban sẽ thường đổi sang màu trắng khi bạn ấn ấn vào chúng. Và các vết ban này sẽ nhạt đi vào ngày thứ 6 sau khi nhiễm bệnh.

Ngoài nổi ban, một số triệu chứng bệnh ban đỏ ở trẻ em thường gặp có thể dễ dàng nhận biết như đau họng và đỏ, sốt trên 38,3 độ C (101 độ F), sưng các tuyến ở cổ. Phía sau họng và amidan có thể bị phủ bởi một lớp đỏ hoặc trắng, sưng và có nhiều chấm hơi trắng hoặc có mủ hơi vàng. Trẻ bị ban đỏ cũng có thể bị ớn lạnh, toàn thân đau nhức, nôn mửa và kém ăn.

Khi bệnh ban đỏ ở trẻ em xuất hiện do viêm họng, triệu chứng sốt ở trẻ sẽ ngưng trong 3 – 5 ngày, đau họng cũng sẽ hết theo sau đó. Các ban đỏ thường sẽ giảm đi sau 6 ngày kể từ ngày có triệu chúng, nhưng da bị phủ ban có thể bị bong ra. Quá trình bong da có thể sẽ kéo dài trong 10 ngày. Nếu điều trị bằng kháng sinh, bệnh ban đỏ ở trẻ em thường khỏi trong vòng 1 tuần, nhưng amidan và các tuyến bị sưng có thể phải mất vài tuần sau mới trở lại được bình thường.

Ở một số trường hợp ít gặp, ban đỏ ở trẻ có thể phát triển thành bệnh chốc lở gây nhiễm trùng da – cũng do khuẩn cầu chuỗi này gây ra. Đối với các trường hợp này thì trẻ thường không có dấu hiệu bị đau họng.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh 2019
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh 2019

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH BAN ĐỎ

Phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh ban đỏ ở trẻ em

Khi trẻ đã được xác định là mắc bệnh ban đỏ, các bác sĩ sẽ cho trẻ dùng kháng sinh trong 10 ngày. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể kê thêm cho bé các loại thuốc để điều trị ban đỏ ở ngoài da,…

Cách tốt nhất là bố mẹ và gia đình cần phải luôn chăm sóc và quan sát các biểu hiện của con nhỏ thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường và nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Như vậy, bệnh của bé sẽ mau chóng được chữa khỏi và không có dấu hiệu biến chứng hoặc lây lan sang cho các thành viên còn lại trong gia đình.

Biện pháp hạn chế diễn tiến bệnh ban đỏ ở trẻ em

Theo các chuyên gia tại các cở sở dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ Sài Gòn, để hạn chế diễn tiến bệnh ban đỏ, bạn nên cho trẻ duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây:

  • Sử dụng thuốc theo chỉ định;
  • Giữ trẻ thoải mái. Cho trẻ ăn đồ ăn mềm, lỏng và cho trẻ uống nhiều nước. Sử dụng máy giữ ẩm để tạo không khí mát;
  • Cách ly trẻ khỏi các thành viên khác trong gia đình và những trẻ khác từ ngày bị đau họng đến 2 ngày sau khi uống kháng sinh. Trẻ có thể đi học lại sau 2 tuần;
  • Dùng ly tách và đồ dùng ăn uống riêng, phải rửa với nước sôi và xà phòng;
  • Rửa tay thường xuyên;
  • Cắt móng tay cho trẻ để ngăn chúng gãi khi vết ban gây ngứa;
  • Báo bác sĩ nếu bị sốt lại (hơn 38 độ C) sau đã khi hết vài ngày hoặc chỗ da bị lột có dấu hiệu bị nhiễm trùng;
  • Báo bác sĩ nếu con bạn bị buồn nôn hay nôn mửa, đau đầu dữ dội, đau tai, đau ngực hoặc ho ra đờm đặc.

Hi vọng qua bài viết từ các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn đọc đã có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *