Cùng Các Dược Sĩ Sài Gòn Tìm Hiểu Những Thông Tin Về Bệnh Sỏi Thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, chạy thận gây tổn hại lớn về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh. Do đó, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn sỏi thận là điều đáng được quan tâm

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi
Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi

Cùng các bác sĩ – giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả!

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.

Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là do đâu?

Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số nguyên nhân chính sau:

  • Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do bạn uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những người lao động nặng), hay nhịn tiểu; do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc đường dẫn niệu lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi. Những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm, ăn quá nhiều thịt hoặc rau, ăn mặn, chế độ ăn quá giàu canxi…) hoặc những bệnh nhân bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, uống nhiều sữa, ít nước.
  • Nhiễm trùng đường sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, gây nên sỏi.
  • Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp): Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi.

Triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận là gì?

Theo các Y sĩ đa khoa Sài Gòn, những triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận có thể kể đến như:

  • Đi tiểu nhiều và buốt, dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi. Việc đi tiểu buốt là do các viên sỏi đã xuống đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang).
  • Bệnh nhân thường đau ở mạn sườn và thắt lưng, nhất là nơi có sỏi. Một số trường hợp, các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới xuống đùi. Người bệnh có thể sẽ trải qua những cơn đau lúc nhẹ, lúc nhói, thậm chí là đau dữ dội (cơn đau quặn thận). Đàn ông bị sỏi thận còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.
  • Khi sỏi phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể vận động, ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài. Áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi cọ xát vào cơ quan nội tạng, làm bệnh nhân đau hơn.
  • Buồn nôn và nôn cũng là hiện tượng thường gặp ở người bị sỏi thận. Bệnh dễ khiến bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây nên tình trạng sốt và gai người.

Ngoài ra, khi bị bệnh này, có trường hợp nước tiểu của bạn sẽ thay đổi màu sắc sang trắng đục, đỏ, có mủ hoặc máu và có mùi hôi, hăng do sỏi cọ xát làm tổn thương niêm mạc niệu đạo.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Vb2 Y sĩ đa khoa ngoài giờ hành chính
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Vb2 Y sĩ đa khoa ngoài giờ hành chính

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh sỏi thận?

Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của ngành y – dược, điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu đã có những tiến bộ lớn. Thay vì phải phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay kết hợp thuốc Tây và Đông y cùng các liệu pháp ăn uống, luyện tập.

Việc quyết định lựa chọn phương pháp điều trị bệnh sỏi thận dựa vào các tiêu chí như: vị trí sỏi, kích thước, mật độ của sỏi và chức năng của thận…

  • Điều trị ngoại khoa: Với những sỏi có kích thước lớn hoặc đã có biến chứng thì thường được chỉ định áp dụng các biện pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da, phẫu thuật lấy sỏi… Trong đó, tán sỏi ngoài cơ thể sẽ được thực hiện bằng tia laser hoặc sóng xung kích để phá bề mặt và đập vụn sỏi giúp cơ thể đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Bệnh nhân hầu như không đau đớn, phương pháp này áp dụng với bệnh nhân có sỏi dưới 3cm.
  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này được chỉ định cho những sỏi bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản. Những sỏi lớn, mật độ chắc, khó tán.
  • Phẫu thuật mổ mở: hiện nay, hiếm khi bệnh nhân được chỉ định do nhiều tai biến, thời gian hồi phục lâu. Phương pháp này chỉ áp dụng cho những sỏi thận, niệu quản kích thước lớn, chức năng thận kém.
  • Phẫu thuật bằng robot: thực hiện ở những nước phát triển, chỉ định cho những sỏi thận lớn, rút ngắn thời gian nằm viện (2-3 ngày) nhưng chi phí rất cao.
  • Điều trị nội khoa: bệnh nhân chỉ được chỉ định phẫu thuật khi có cơn đau cấp tính hoặc tiểu khó, thậm chí bí tiểu do viên sỏi làm tắt nghẽn đường niệu. Còn với những trường hợp sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng thì dùng các thuốc uống giúp tan sỏi sẽ thích hợp hơn bởi tính an toàn, tiện dụng và thích hợp với những người thể trạng yếu hoặc sợ phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi thận mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *