Adrenocorticotropic Hormone (ACTH) còn được biết đến là Hormone vỏ thượng thận, bao gồm 3 loại là Mineralocorticoid do lớp cầu tiết ra, Glucocorticoid do lớp bó tiết ra, Androgen do lớp lưới tiết ra
Bạn đọc hãy cùng các bác sĩ tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về Hormon tuyến vỏ thượng thận (Glucocorticoid và Mineralocorticoid) một cách cụ thể nhất qua bài viết sau đây
HORMON GLUCOCORTICOID
Nguồn gốc Glucorticoid
Glucorticoid tự nhiên được vùng bó vỏ thượng thận sản xuất ra, gồm có 2 chất là Hydrocortison (Cortisol) và Cortison. Glucocorticoid tổng hợp gồm rất nhiều chất khác nhau.
Dược động học
Các dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh cho biết các Glucocorticoid tự nhiên và dẫn xuất của nó được dùng qua nhiều đường: đường uống, tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, phun mù và bôi trên da. Nhìn chung, các Glucocorticoid được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá. Chúng phân bố vào tất cả các mô trong cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ một lượng nhỏ. Thuốc có khả năng liên kết với protein huyết tương trên 90%, chủ yếu là globulin. Thuốc được chuyển hoá ở gan và thải trừ chủ yếu qua thận.
Tác dụng của Glucorticoid
Ở nồng độ sinh lý, các chất này cần cho cân bằng nội môi, làm tăng sức chống đỡ của cơ thể với stress và giúp duy trì các chức năng khác của cơ thể.
Trên chuyển hoáGlucocorticoid có tác dụng trên chuyển hoá Glucid, Protid, Lipid và chuyển hoá muối nước.
- Chuyển hoá Glucid: Glucocorticoid sẽ làm tăng tạo glycogen ở gan, giúp kích thích enzym gan tăng tạo glucose từ protein và acid amin. Ngoài ra, nó còn giúp làm tăng tổng hợp glucagon, làm giảm tổng hợp insulin và giúp đối kháng với tác dụng của insulin vì vậy làm tăng đường huyết. Khi dùng lâu dài có thể gây đái tháo đưòng và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
- Chuyển hoá Protid: Glucocorticoid gây ức chế tổng hợp protid, giúp thúc đẩy quá trình dị hoá protid để chuyển acid amin từ cơ, xương vào gan nhằm tân tạo glucose. Do đó, khi dùng Glucocorticoid lâu ngày sẽ gây teo cơ, xốp xương, tổ chức liên kết kém bền vững.
- Chuyển hoá lipid: Glucocorticoid giúp làm thay đổi sự phân bố lipid trong cơ thể: làm tăng tổng hợp mỡ ở thân, giảm tổng hợp mỡ ở chi. Khi dùng corticoid lâu dài, mỡ sẽ tập trung nhiều ở mặt, nửa thân trên gây hội chứng mặt trăng tròn hay gù trâu – “Cushing syndrom”. Glucocorticoid cũng kích thích dị hoá lipid trong các mô mỡ và làm tăng tác dụng của các chất gây tiêu mỡ khác (chủ yếu ỏ phần chi). Hậu quả là làm tăng acid béo tự do trong huyết tương và tăng tạo các chất Cetonic trong cơ thể.
- Chuyến hoá muối nước: Glucocorticoid tăng thải kali qua nước tiểu gây giảm K + máu. Tăng thải calci qua thận, giảm tái hấp thu calci ở ruột (đối kháng với tác dụng của vitamin D) làm nồng độ Ca++ máu giảm. Khi nồng độ Ca++ máu giảm, cơ thể sẽ điều hoà nồng độ Ca++ máu bằng cách gây cường tuyến cận giáp, kích thích các hủy cốt bào, làm tiêu xương để rút Ca++ ra. Hậu quả là làm xương thưa, xốp, dễ gãy, còi xương, chậm lớn. Tăng tái hấp thu natri và nước do đó gây phù và tăng huyết áp.
- Trên thần kinh trung ương: Thuốc sẽ gây kích thích như cảm giác bồn chồn, mất ngủ, gây ảo giác hoặc các rối loạn về tâm thần khác.
- Tiêu hoá: Giúp tăng tiết dịch vị (acid và pepsin), giảm sản xuất chất nhày (chất bảo vệ) do đó dễ gây loét dạ dày tá tràng.
- Trên máu: Thuốc giúp làm giảm bạch cầu ưa acid, giảm số lượng tế bào lympho, tế bào mono và tế bào ưa base. Nhưng tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu trung tính và tăng quá trình đông máu.
- Tổ chức hạt: Thuốc gây ức chế tái tạo tổ chức hạt và nguyên bào sợi làm chậm lên sẹo và chậm lành vết thương.
Glucocorticoid ức chế Phospholipase A2 thông qua kích thích tổng hợp Lipocortin, làm giảm tổng hợp cả Leucotrien và Prostaglandin.
Ngoài ra nó còn có tác dụng ức chế dòng bạch cầu đơn nhân, đa nhân, lympho bào đi vào mô để gây khởi phát phản ứng viêm.
Vì vậy thuốc có tác dụng chống viêm do mọi nguyên nhân (cơ học, hoá học, miễn dịch và nhiễm khuẩn).
Tác dụng chống dị ứngKhi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ kết hợp đặc hiệu với kháng thể IgE. Phức hợp này sẽ gắn vào bề mặt của dưỡng bào (tế bào mast) và bạch cầu làm hoạt hoá phospholipase C. Phospholipase C xúc tác cho quá trình chuyển Phosphatidyl Inositoldiphosphat thành Diacylglycerol và Inositol Triphosphat làm thay đổi tính thấm của dưỡng bào và làm vỡ bạch cầu, giải phóng ra các chất trung gian của phản ứng dị ứng như Histamin, Serotonin, Bradykinin…
Glucocorticoid ức chế Phospholipase C do đó làm giảm giải phóng histamin và các chất trung gian hoá học gây dị ứng. Vì vậy thuốc có tác dụng chống dị ứng.
Ức chế miễn dịchGlucocorticoid ức chế miễn dịch do làm giảm số lượng tế bào lympho (vì thuốc làm teo các cơ quan lympho), ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể, ức chế giải phóng và tác dụng của các enzym tiểu thể, ức chế hoá hướng động bạch cầu, ức chế sự di chuyển của bạch cầu.
Tác dụng không mong muốn
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể bị phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước. Bệnh nhân có thể bị loét dạ dày, tá tràng. Khi bôi lên vết thương, vết thương chậm lên sẹo. Glucocorticoid làm dễ nhiễm trùng. Thuốc giúp làm tăng đưòng huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân sẽ bị nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ. Thuốc làm gây loãng xương, xốp xương. Thuốc làm rối loạn phân bố mỡ. Bệnh nhân dễ bị suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột.
Ngoài ra có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác như: Đục thuỷ tinh thể, mất ngủ, rối loạn tâm thần. Khi dùng tại chỗ có thể gây viêm da, teo da, rạn da…
Chỉ định dùng Glucorticoid
Glucorticoid được dùng để:
- Điều trị thay thế khi vỏ thượng thận không tiết đủ hormon (thiểu năng vỏ thượng thận cấp và mạn hoặc thiểu năng thượng thận thứ phát do rối loạn vùng dưới dồi, rối loạn tuyến yên).
- Điều trị các bệnh tự miễn (bệnh collagen) như: lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, thấp tim và dùng trong các phẫu thuật cấy ghép cơ quan để chống phản ứng loại mảnh ghép của cơ thể.
- Điều trị dị ứng, sốc phản vệ và các bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc…
- Điều trị viêm cơ, khớp, viêm da…
- Chẩn đoán hội chứng Cushing.
Chống chỉ định dùng Glucorticoid
Chống chỉ định: Loét dạ dày, tá tràng; mẫn cảm với thuốc; nhiễm nấm, virus; đang dùng vaccin sống.
Thận trọng: Đái tháo đường; phù, cao huyết áp; loãng xương. Do đó phải theo dõi huyết áp và glucose/máu.
Các thuốc trong nhóm
Bác sĩ giảng viên hiện đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết,các thuốc trong nhóm dù có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp đều có các đặc điểm tác dụng như nhau chỉ khác nhau về mức độ chống viêm, giữ muối nước và thời gian tác dụng. Dựa vào thời gian tác dụng chia 3 nhóm.:
Tác dụng ngắn: 8 -1 2 giờHydrocortison (Cortisol), Cortison. Cortison và Hydrocortison là sản phẩm tự nhiên, tác dụng chông viêm yếu hơn các dẫn xuất tổng hợp, hai thuốc này có mức độ tác dụng tương tự như nhau. Chúng thường được dùng điều trị các bệnh do thiểu năng tuyến thượng thận và dùng thay thế khi cơ thể thiếu hormon tuyến thượng thận.
Tác dụng trung bình: 12 – 36 giờPrednison, Prednisolon, Methylprednisolon và Triamcinolon. Các thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh hơn hydrocortison 4 -5 lần, đồng thời ít giữ natri và nước nên ít gây phù và tăng huyết áp hơn, nhưng ức chế ACTH mạnh.
Prednison, Prednisolon và Methylprednisolon chủ yếu dùng làm thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch (điều trị các bệnh tự miễn). Triamcinolon chủ yếu dùng chống viêm. Thuốc này ít ảnh hưởng tới chuyển hoá muối nước nhưng gây nhiều tác dụng không mong muốn với cơ, xương, khớp nhất là triamcinolon chậm (Kenacort). Triamcinolon không dùng cho người dưới 16 tuổi.
Tác dụng dài: 36 – 72 giờDexamethason và Betamethason là dẫn xuất có chứa Fiuor của Prednisolon, ít ảnh hưởng tới chuyển hoá muối nước, có tác dụng chống viêm mạnh hơn Hydrocortison khoảng 30 lần, thời gian tác dụng kéo dài. Vì vậy chúng thường dùng điều trị các trường hợp viêm cấp, chống sốc phản vệ hay phù não cấp.
Thuốc ức chế mạnh sự tăng trưởng, làm tăng tỉ lệ mất xương và ức chế trục vùng dưới đồi – tuyến vên – tuyến thượng thận nên 2 thuốc này không phải là thuốc lựa chọn hàng đầu cho điều trị viêm mạn.
Các Glucocorticoid dùng ngoài
Các Glucocorticoid dùng ngoài cũng có nhiều dạng: Bôi tại chỗ, nhỏ mắt, nhỏ tai, phun mù… chủ yếu điều trị viêm da và niêm mạc.
Các chế phẩm chứa clo, Flo của các Corticoid: Fluocinolon, Fluometason, clobetason ít hấp thu qua da hay được dùng điều trị viêm da dị ứng. Tuy nhiên khi bôi các chế phẩm này trên da, chúng cũng có khả năng hấp thu một lượng nhất định. Đặc biệt, khi da bị tổn thương khả năng hấp thu thuốc qua da sẽ tăng, vì vậy dùng thận trọng với các vết thương hở.
Các chế phẩm dạng khí dung Betametason, Beclometason (Becotide), Budesonid (Rhinocort), Flunisonid…thường được dùng điều trị hen phế quản, viêm mũi dị ứng.
Tác dụng không mong muốn thường gặp: Khô miệng, khàn giọng, nhiễm nấm ở miệng và cổ họng. Để giảm các tác dụng không mong muốn này thì phải súc miệng với nưốc sau khi dùng thuốc.
HORMON MINERALOCORTICOID
Nguồn gốc Mineralocorticoid
Mineralocorticoid tự nhiên có 2 chất cơ bản là Aldosteron và Desoxycorticosteron (DOC), trong đó Aldosteron có tác dụng mạnh hơn DOC khoảng 30 lần. Tuy nhiên trong lâm sàng hay dùng DOC hơn vì Aldosteron tác dụng quá mạnh. Mineralocorticoid tổng hợp là Fludrocortison.
Tác dụng của Mineralocorticoid
Các Mineralocorticoid có vai trò điều hoà áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào và thể tích máu trong cơ thể bằng cách: Tăng cường tái hấp thu Na+ và nước, tăng thải K+ và H+. Vì vậy khi dùng liều cao hoặc kéo dài sẽ gây phù, tăng huyết áp, giảm K+ huyết và nhiễm kiềm.
Các Mineralocorticoid nói chung ít ảnh hưởng tới chuyển hoá đường, không có tác dụng chống viêm và chống dị ứng.
Chỉ định dùng Mineralocorticoid
Mineralocorticoid được chỉ định trong các trường hợp:
- Thiểu năng tuyến thượng thận mạn (bệnh Addison).
- Sốc nhiễm khuẩn và ngộ độc cấp.
Ngoài ra DOC còn được dùng trong nhược cơ vì nó có tác dụng tăng trương lực cơ.
Tác dụng không mong muốn
Phù, tăng huyết áp, trường hợp nặng gây phù phổi.
Mineralocorticoid tổng hợp Fludrocortison (Florinef)
Hấp thu tốt qua đường uống, liên kết nhiều với protein huyết tương. Nửa đời sinh học trong huyết tương là 3 -5 giờ. Thời gian tác dụng kéo dài 1,5-3 ngày. Chuyển hoá chủ yếu ở gan, một phần ở thận, thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
Fludrocortison là dẫn xuất tổng hợp của Hydrocortison (9a- Fluorohydrocortison) có tác dụng rất mạnh trên chuyển hoá muối nước (gấp 100 lần so với Hydrocortison). Ngoài ra còn có tác dụng liên quan đến chuyển hoá Glucid (tác dụng chống viêm) mạnh gấp 10 lần Hydrocortison. Do tác dụng mạnh trên điện giải nên chất này chỉ dùng đường uống để điều trị suy vỏ thượng thận và tăng sản vỏ thượng thận bẩm sinh.
Tác dụng không mong muốn thường gặp liên quan đến chuyển hoá muối nước là giảm K+ huyết, giữ Na+, gây phù, tăng huyết áp và một số tác dụng không mong muốn liên quan đến chuyển hoá.
Liều dùng: Người lớn: 0,05 – 0,2mg/24h. Trẻ em: 0,05 – 0,lmg/24h
Trên đây là những thông tin về hormon vỏ thượng thận mà các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ cụ thể nhất đến bạn đọc