Cùng Bs Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu phương pháp gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp nhằm giảm thiểu các cơn đau trong khi chuyển dạ ở sản phụ. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những rủi ro nhất định ảnh hưởng đến sản phụ

Phương pháp có tác dụng gây tê từ đốt sống L4-5 trở xuống nhằm giúp giảm các cơn đau của sản phụ
Phương pháp có tác dụng gây tê từ đốt sống L4-5 trở xuống nhằm giúp giảm các cơn đau của sản phụ

Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn giải thích cụ thể về phương pháp gây tê màng cứng!

THÔNG TIN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

Gây tê ngoài màng cứng là một phương pháp khá hiệu quả được sử dụng hỗ trợ trong trường hợp sản phụ nhạy cảm, không chịu đựng được các cơn đau. Trong phương pháp này, bác sĩ tiến hành đưa thuốc tê vào vùng xoang ngoài tủy, hay được gọi là ngoài màng cứng, có tác dụng gây tê từ đốt sống L4-5 trở xuống nhằm giúp giảm các cơn đau của sản phụ trong quá trình chuyển dạ. Một điều cần lưu ý là phương pháp này chỉ giúp ức chế các cơn đau, không ức chế khả năng vận động của sản phụ nên cơn co tử cung vẫn xuất hiện bình thường.

Ưu điểm khi áp dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng là giúp giảm đáng kể nguy cơ hạ huyết áp trong quá trình chuyển dạ so với phương pháp gây tê tủy sống, đồng thời giúp tối ưu hóa kỹ thuật gây mê trong sinh mổ. Có thể áp dụng phương pháp gây tê này trong cả trường hợp sinh mổ và sinh thường.

BIẾN CHỨNG TỪ PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

Theo bác sĩ giảng viên giảng dạy lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, phương pháp gây tê ngoài màng cứng có nhiều lợi ích trong quá trình hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên vẫn có nguy cơ xảy ra những biến chứng không mong muốn, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người mẹ.

Tụt huyết áp

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể gây hạ huyết áp. Đây là biến chứng phổ biến nhất sau khi gây tê ngoài màng cứng. Trường hợp người mẹ có triệu chứng buồn nôn sau khi gây tê cần theo dõi chặt chẽ, nếu xuất hiện tình trạng hạ huyết áp cần xử lý kịp thời, thường sẽ điều trị bằng cách truyền dịch và thuốc co mạch.

Ức chế lên cao

Một số trường hợp sử dụng lượng thuốc tê nhiều có thể dẫn đến hiện tượng mất cảm giác ở phần ngực, chi phối các cơ quan thần kinh điều khiển hoạt động của cánh tay, hoặc có thể gây ức chế hoạt động dây thần kinh cơ quan sườn. Nếu tình trạng nặng, sản phụ cần được đặt nội khí quản để thông khí và điều hòa huyết áp.

Ngộ độc thuốc tê

Ngộ độc là hậu quả việc sử dụng thuốc tê quá liều tại khoang ngoài màng cứng hoặc catheter luồn vào mạch máu trong quá trình tiêm gây nhiễm độc. Do đó cần lưu ý hút catheter trước khi tiêm thuốc tê. Đồng thời, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, run, co giật trong quá trình tiêm đối với sản phụ, nên dừng ngay việc tiêm thuốc và điều trị bằng cách thông khí, sử dụng thuốc an thần chống co giật, có thể tiến hành hồi sinh tim nếu cần.

Chọc thủng màng cứng

Thủng màng cứng là một biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, thường gặp khi bác sĩ tiến hành gây tê chưa có kinh nghiệm. Triệu chứng này dễ nhận ra khi thấy xuất hiện máu ở đầu kim tiêm. Thủng màng cứng thường gây đau đầu, đặc biệt là đau vùng chấm gáy, trước trán và đau hơn khi vận động. Trường hợp biến chứng nhẹ có thể áp dụng biện pháp cơ bản như uống thuốc giảm đau, bù dịch. Nếu nặng có thể điều trị bằng cách vá màng cứng bằng máu tự thân.

Tụ máu ngoài màng cứng

Đây cũng là một biến chứng hiếm gặp, tuy nhiên có thể gây hậu quả cực kỳ nguy hiểm. Biến chứng xảy ra khi tiêm thuốc tê vào các mạch máu ở khoang ngoài màng cứng gây xuất huyết, phát triển nhanh thành các khối máu tụ chèn ép lên tủy sống, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến liệt hai chi dưới.

Nhiễm khuẩn

Nếu quá trình gây tê không tuân thủ đúng quy định vô trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào khoang ngoài màng cứng gây nguy hiểm. Cơ thể người mẹ khi bị nhiễm khuẩn có thể xuát hiện các triệu chứng như sốt, bạch cầu tăng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm màng não.

Gây tê thất bại

Có nhiều nguyên nhân gây thất bại trong phương pháp gây tê ngoài màng, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất là tay nghề của bác sĩ thực hiện. Gây tê thất bại làm cho một số bộ phận của hệ thần kinh không ngấm thuốc tê, làm giảm hiệu quả hạn chế các cơn đau cho sản phụ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tại nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tại nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp uy tín

ĐỐI TƯỢNG CHỐNG CHỈ ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

Một số trường hợp chống chỉ định thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng bao gồm:

  • Sản phụ mắc bệnh hạ huyết áp.
  • Bệnh nhân có hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng máu.
  • Viêm lỗ chân lông, viêm da gây ra tình trạng nhiễm trùng da khi thực hiện chọc kim.
  • Có biểu hiện dị ứng với thuốc tê.
  • Đang sử dụng thuốc làm loãng máu.

Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau hiệu quả nhất đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên sản phụ cần phải xem xét lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo, uy tín để tiến hành phương pháp giảm đau này nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.