Chia sẻ về bệnh chàm khô từ Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn

Cách chữa trị bệnh chàm khô hiệu quả là một vấn đề mà bất cứ người nào mắc bệnh chàm khô cũng đều quan tâm. Vậy cách chữa trị bệnh chàm khô an toàn, hiệu quả hiện nay là gì?

Bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô

Hãy theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn một số thông tin về bệnh chàm khô từ Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!

BỆNH CHÀM KHÔ LÀ GÌ?

Chàm khô là bệnh da liễu thường gặp, bệnh gây khó chịu làm phiền cuộc sống người bệnh khi gây nên tình trạng viêm da, da khô nứt nẻ, nổi mụn nhỏ dưới da. Thời tiết khô hanh và đổ mồ hôi nhiều cộng thêm tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh chàm khô. Nếu như không áp dụng đúng cách chữa trị bệnh chàm khô thì bệnh sẽ rất khó khỏi, vì vậy người bệnh nên đi khám sớm để được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, một số tác nhân gây nên bệnh chàm khô bao gồm:

  • Tác nhân do cơ địa: những người mắc bệnh viêm nhiễm như hen suyễn, viêm xoang mũi, viêm da… hay những người có cơ địa nhạy cảm có tính di truyền trong gen do thế hệ trước đó để lại cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm khô cao hơn bình thường.
  • Tác nhân từ môi trường: tác nhân dễ gây nên bệnh như môi trường bụi bẩn, khói bụi.
  • Do dị ứng: các tác nhân bên ngoài như: thức ăn hải sản , phấn hoa, lông thú vật … cũng là những tác nhân dễ gây bệnh đối với những ai có nguy cơ dễ bị dị ứng.
  • Tiếp xúc hóa chất: Da dễ bị kích ứng gây nguy hiểm tới tính mạng người mắc phải khi tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại , chất tẩy rửa, bột giặt…
  • Do thuốc tây y: tác dụng phụ của một số loại thuốc tây là khô da, gây bệnh chàm khô.
  • Chấn thương tinh thần: tình trạng lão hóa da gia tăng do những căng thẳng, chấn thương tinh thần hình thành nên bệnh chàm khô.

Nguyên nhân gây bệnh chàm khô do rất nhiều yếu tố, vì vậy cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị bệnh chàm khô hiệu quả và phòng tránh bệnh tái phát.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Bệnh chàm khô rất dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác nếu nhue không để ý kỹ. Vì vậy, nên chú ý một số biểu hiện của bệnh dưới đây để phát hiện chính xác và có cách chữa bệnh chàm khô kịp thời:

  • Ngứa ngoài da: cơn ngứa ngáy khó chịu, ngứa tạo nên phải xạ gãi ngứa là tổn thương da nghiêm trọng là những biểu hiện đầu tiên thường thấy của bệnh chàm khô.
  • Xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ trên da.
  • Nổi mụn nước bội nhiễm.
  • Da bị nứt, thậm chí chảy máu nghiêm trọng.

Bạn cần biết rõ các giai đoạn của bệnh để áp dụng đúng cách chữa bệnh chàm khô vì mỗi giai đoạn lại có cách chữa bệnh chàm khô khác nhau.

  • Giai đoạn cấp tính: các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này đang còn khá nhẹ như: da nổi ban hồng, phù nề và kèm theo tiết dịch, đau rát nhẹ.
  • Giai đoạn mãn tính: việc cần thiết bạn nên làm để hôc trợ chữa bệnh chàm khô là dùng các loại thuốc bôi làm mềm chống khô da bởi ở giai đoạn bệnh đã gặp phải viêm nhiễm khuẩn nghiêm trọng, da bị sừng hóa trở nên khô ráp, gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM KHÔ

Tây y và đông y là 2 phương pháp thường được sử dụng chủ yếu để trị chàm khô. Tuy nhiên có một phương pháp với được ứng dụng còn mang lại hiệu quả cao hơn và khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Thuốc tây y trị chàm khô

Để hạn chế tình trạng mất nước ngoài da và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, thuốc trị bệnh chàm dạng kem và thuốc mỡ bôi ngoài da thường được áp dụng để trị chàm khô. Trong trường hợp nặng nghiêm trọng, các loại thuốc uống giảm đau, kháng sinh, kháng viêm…. dùng đường uống cũng được chỉ định nhưng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc tây thường gây ra tác dụng phụ nên khi trị chàm khô bằng thuốc tây cần hết sức lưu ý. Đông thời thuốc chỉ có tác dụng tạm thời mà không duy trì chữa bệnh được lâu dài.

Thuốc Đông y trị chàm khô

Bài thuốc ngâm rửa:

  • Thành phần: Ngải cứu, kinh giới, phèn xanh, vỏ núc nác, xà sàng tử…
  • Cách dùng: Đun sôi các vị thuốc trên trong 20 phút với khoảng 2-3 lít nước. Sau đó lấy ra, đợi nước ấm thì ngâm vùng da bị bệnh trong nước khoảng 15 phút, ngâm liên tục trong vòng 1 tuần và mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Bài thuốc uống trị chàm khô

  • Thành phần: Thổ phục linh 12g, kim hoa ngân 10g, sâm đại hành 15g, đẳng sâm 20g, phòng phong và bồ công anh 15g, hoàng bá 12g.
  • Cách dùng: Đem sắc nhỏ lửa các vị thuốc trên với khoảng 500 ml nước cho tới khi còn khoảng 200m thì lấy uống, chia ra làm 3 lần uống/ngày. Sử dụng đến khi nào khỏi hẳn bệnh.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, thuốc đông y có tác dụng giải độc, tiêu viêm từ bên trong, điều trị bệnh dứt điểm, ngăn bệnh quay trở lại. Tuy nhiên, sử dụng thuốc đông y tốn thời gian, công sức và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa từng người.