Cây lược vàng, ngày nay được biết đến là một vị thuốc chữa bách bệnh. Người dân đã và đang sử dụng rộng rãi, phổ biến trong gia đình của mình hằng ngày
Contents
Cách gọi tên của cây lược vàng là gì?
- Tên gọi khác: Lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, cây bạch tuộc, rai lá phất dũ, giả khóm
- Tên khoa học: Callisia fragrans (Lindl.) Woodson
- Họ: Thài lài (Commelinaceae)
Một số thông tin về cây lược vàng mà bạn đọc cần biết
1. Đặc điểm của cây lược vàng như thế nào?
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết: Cây lược vàng thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, thân cao khoảng 15 – 40cm, thân đứng. Thân cây lược vàng được chia thành nhiều đốt, nhánh; mỗi đốt ở phía thân dài khoảng 1 – 2cm, nhánh có thể dài tới 10cm. Lá lược vàng mọc so le, lá đơn, phiến lá có hình ngọn giáo. Kích thước lá 15-20 cm x 4-6 cm, bề mặt nhẵn, mặt dưới có màu nhạt hơn sơ với mặt trên, mọng nước. Bẹ lược vàng ôm khít thân, mép lá nguyên và lá thường có màu vàng khi già đi, gân lá song song. Ở những cây có nhiều ánh sáng, lá thường có màu tím nhạt.
Hoa lược vàng xếp thành một trục dài và cong thành chùm, hợp thành xim. Cụm hoa thường gồm khoảng 6 – 12 hoa, màu trắng, cuống hoa dài khoảng 1,5 x 3mm, phần trên xanh, phần dưới trắng, mép nguyên, có lông mịn ở phía dưới.
2. Cây lược vàng được phân bố ở đâu?
Cây lược vàng có xuất xứ từ Mexico, sau đó di thực sang nước Nga và đến Việt Nam. Thanh Hóa là nơi cây lược vàng xuất hiện đầu tiên. Đến nay, loại cây này đã được phát triển rộng rãi sang nhiều tỉnh, trong đó Hà Nội là phổ biến nhất.
Cây lược vàng được trồng nhiều tại các vùng khí hậu nhiệt đới nhằm phục vụ cho việc làm cảnh, trang trí nhà cửa.
Thành phần hóa học:
– Dựa trên các nghiên cứu về thành phần của cây lược vàng, các nhà khoa học ghi nhận được một số thành phần như:
Nhóm lipid: Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides
Nhóm acid béo: paraffinic, olefinic
Các acid hữu cơ
Sắc tố caroten, chlorophyl
Thành phần Phytosterol
Các vitamin PP, B2 và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
Các flavonoid: quercetin, kaempferol isoorientin (3′,4′,5,7-tetrahydroxyflavone-6-C-β-D-glucopyranoside).
– Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, tiêu viêm, hóa đàm, lợi thủy.
YHCT cho biết những công dụng cụ thể của cây lược vàng
– Cây lược vàng giúp điều trị viêm dạ dày tá tràng rất tốt, bên cạnh đó hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm thận, viêm gan,…
– Giúp cầm máu trong xuất huyết dạ dày do viêm dạ dày gây ra.
– Hỗ trợ bảo vệ tế bào gan khi bị viêm gan, xơ gan…
– Hỗ trợ điều trị các bệnh đau răng, lở loét tay chân, miệng, vẩy nến đỏ da, vẩy nến mụn mủ, vẩy nến da đầu, vẩy nến móng…
– Điều trị thấp khớp, tay chân trầy xước do chấn thương, bầm tím.
– Điều hòa đường huyết và hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch.
– Trị chứng ho khan kéo dài, nổi mẩn ngứa, vết côn trùng cắn…
Cụ thể chữa bệnh điển hình như:
1. Cây lược vàng hỗ trợ điều trị bệnh gan
Là tác dụng nổi bật nhất của cây lược vàng mà bạn cần phải biết. Để cải thiện vấn đề này, bệnh nhân bị gan có thể sử dụng bài thuốc như sau:
Dùng 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi đem rửa sạch.
- Cho 2 nguyên liệu này vào cối, giã nhỏ và vắt lấy nước.
- Uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc này chỉ áp dụng cho các trường hợp nóng gan, viêm gan B, C, nóng trong người,… Đối với các trường hợp nghiêm trọng hơn như xơ gan, ung thư gan:
- Dùng 2 – 3 lá lược vàng và vài lá màng màng đem rửa sạch bụi đất.
- Cắt nhỏ và giã nát 2 nguyên liệu này, sau đó đem pha với rượu trắng và ngâm khoảng 30 ngày.
- Mỗi ngày dùng khoảng 1 ly rượu nhỏ để có hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn.
- Lấy lá lược vàng ép lấy nước uống hoặc nhai cả lá.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện triệu chứng.
Các triệu chứng tiểu đường sẽ suy giảm, nhưng thực tế nó không có khả năng chấm dứt bệnh. Vì vậy bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị chuyên khoa.
2. Cải thiện triệu chứng ung thư bằng lá lược vàng
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng cần được điều trị kịp thời và đúng cách để hạn chế các biến chứng nghiêm trọng. Bạn có thể:
Giã nhuyễn lá lược vàng, sau đó vắt lấy nước.
Trộn nước ép lá lược vàng với mật gấu.
Sử dụng hỗn hợp này để uống sau bữa ăn.
Có thể sử dụng cả nước và xác lá lược vàng đều được.
Lưu ý: Không nên lạm dụng lá lược vàng với liều lượng lớn, đề phòng trường hợp làm tụt huyết áp.
Bệnh nhân đau mỏi xương khớp không nên bỏ qua tác dụng của cây lược vàng ngâm rượu
YHCT Sài Gòn chia sẻ công thức chữa bệnh từ cây lược vàng
- Điều trị bệnh đau dạ dày:
Sử dụng 50g lá lược vàng tươi giã nát thêm một giọt mật gấu rồi ăn sống mỗi ngày.
- Trị bệnh tiểu đường:
Ngày dùng 6 lá chia làm 3 lần sử dụng, mỗi lần 2 lá nhai nuốt lấy nước, dùng liên tục 2 tuần sau đó nghỉ 1 tuần rồi lại tiếp tục sử dụng, sẽ có kết quả rất tốt.
- Bệnh sưng chân răng và nhức răng:
Dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm sáng, trưa, tối, trước lúc ăn cơm.
- Bệnh ho khan kéo dài:
Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã. 3-4 lần là khỏi hẳn.
- Điều trị đau lưng:
3 lá lược vàng tươi nhai cùng với ít muối sau đó nuốt lấy nước, nuốt được cả bã thì càng tốt, có thể ngâm rượu để sử dụng.
Như vậy, trên đây Y học cổ truyền Sài Gòn đã vừa giải đáp thông tin về cây lược vàng và một số công dụng của nó. Mong rằng bài viết trên sẽ gửi tới bạn đọc những thông tin bổ ích về cây Lược vàng.