Tiêu chảy là căn bệnh khá phổ biến, không quá nguy hiểm. Vì thế, khi trị bệnh tiêu chảy tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà trị bệnh theo Đông Y hay Tây Y để được dứt điểm
Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy như dị ứng thực phẩm, do vi rút gây ra như chủng e.coli, salmonella, Clostridium perfringens,.. Ngoài ra, người mắc phải bệnh tiêu chảy có thể do lạm dụng thuốc nhuận tràng, lạm dụng rượu bia hoặc do bị rối loạn hệ tiêu hóa,… Cho dù bệnh xảy ra vì bất kỳ nguyên nhân nào, các triệu chứng của bệnh (đầy hơi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, thậm chí có người buồn nôn và ói,… ) cũng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
Thông thường, bệnh xuất hiện đột ngột và kéo dài trong vài ngày rồi có thể tự khỏi hoặc cũng có thể xảy ra trong thời gian dài nhiều hơn 4 tuần. Lúc này bệnh đã chuyển sang mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp.
Tùy thuộc vào tình trạng tiêu chảy mà bạn đang gặp phải, có thể áp dụng các cách chữa trị bệnh tiêu chảy sau đây để ngăn ngừa và khắc phục bệnh hiệu quả. Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đưa ra 2 phương pháp trị bệnh tiêu chảy
Contents
I.YHCT Sài gòn hướng dẫn trị bệnh tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian
Đối với những cách chữa bệnh tiêu chảy theo kinh nghiệm dân gian khi bệnh ở mức độ nhẹ mà không cần dùng tới thuốc. Y học cổ truyền Sài Gòn – Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những vị thuốc dân gian thường dùng chữa bệnh tiêu chảy mức độ nhẹ như sau:
-
Dùng búp ổi để trị bệnh tiêu chảy
Đây là cách chữa tiêu chảy phổ biến nhất trong dân gian, được hầu hết mọi người sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Khi bị tiêu chảy lấy 15g – 20g búp ổi hoặc lá ổi non sao sơ, 10g gừng tươi đem nướng hoặc 10 – 12g củ riềng khô, 10g – 12g vỏ quýt khô; sau đó cho tất cả vào ấm đem sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml là được. Chia nước thuốc này uống 2 lần trong ngày trước bữa ăn.
Nếu tiêu chảy nhẹ hơn, chỉ cần lấy 57 búp ổi non đem rửa sạch thêm vài hạt muối đem nhai nuốt nước. Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Thực hiện cách làm này cho đến khi hết tiêu chảy, nếu trong trường hợp bệnh không khỏi làm cơ thể mất nước nghiêm trọng thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Dùng củ riềng để trị bệnh tiêu chảy
Dùng 40g củ riềng tươi đem gọt vỏ rửa sạch rồi thái lát mỏng sao qua, thêm 80g vỏ thân cây ổi cho vào ấm sắc đặc. Dùng uống nhiều lần trong ngày, có thể thì dùng uống thay nước sẽ rất tốt. Bài thuốc dân gian này đặc biệt hiệu quả cho thể tiêu chảy do hàn thấp với chứng: đau bụng lâm râm, đi ngoài loãng kèm nước trong, mệt mỏi không muốn ăn, uống, rêu lưỡi nhạt trắng.
-
Dùng nụ sim để trị bệnh tiêu chảy
Lấy một ít nụ sim thêm nước đem sắc còn khoảng nửa chén sắc uống. Chia nước thuốc này uống 2 lần trong ngày. Bài thuốc trị tiêu chảy dân gian này được áp dụng hiệu quả do thể tiêu chảy do tỳ vị hư hàn với các chứng: tinh thần mệt mỏi, kém ăn, sắc khí nhợt nhạt, tay chân lạnh, đi ngoài ra nguyên thức ăn.
-
Dùng rau sam để trị bệnh tiêu chảy
Rau sam ngày xưa đã được ông bà ta sử dụng như bài thuốc chữa trị bệnh tiêu chảy khá hiệu quả nhờ tác dụng chống viêm, giải độc. Và cũng theo các nghiên cứu khoa học ngày nay đã chứng minh, các hoạt chất chứa trong rau sam giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong hệ đường ruột và giúp tăng sức đề kháng trong đường ruột, rất thích hợp để điều trị tiêu chảy trong trường hợp nhẹ.
Cách thực hiện như sau:
– Các bạn sử dụng 100g rau sam tươi và 50g cỏ sữa đem rửa sạch và thái nhỏ.
– Sau đó, cho vào ấm với 1 lít nước và sắc thuốc uống hàng ngày.
– Ngoài ra, nếu tình trạng tiêu chảy của bạn ở mức độn nặng hơn đi ngoài ra máu, các bạn có thể bổ sung thêm 20g rau má và 20g nhọ nồi nấu chung để uống.
– Bên cạnh uống nước rau sam, bạn cũng có thể sử dụng rau sam 100 – 200g rau sam để luộc ăn hàng ngày.
-
Dùng lá mơ để trị bệnh tiêu chảy
Lấy một nắm lá mơ lông rửa sạch rồi thái nhỏ, trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy. Mỗi ngày ăn 2-3 lần, chỉ cần dùng liên tục trong 3-4 ngày sẽ khỏi hẳn.
-
Dùng gạo rang để trị bệnh tiêu chảy
Bài thuốc dân gian chữa tiêu chảy này cũng rất hiệu quả, lấy 10g gạo so vàng cho thêm 15g lá ngải cứu khô và 10g đường đỏ vào ấm đổ ngập nước đun, khi sôi khoảng mấy phút thì nhấc xuống chờ nguội bớt rồi uống hết 1 lần. Chỉ cần thực hiện mỗi ngày 1 lần, trong 2 ngày liên tiếp sẽ khỏi.
-
Dùng hồng xiêm xanh để trị bệnh tiêu chảy
Hồng xiêm xanh hay còn gọi là trái sapoche – loại trái cây ngon và giàu chất dinh dưỡng. Theo Đông y, hồng xiêm xanh có vị đắng chát, tính bình là bài thuốc dân gian giúp điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ khá hiệu quả.
Cách làm như sau:
– Các bạn sử dụng trái hồng xiêm xanh đem thái mỏng, phơi khô rồi sao vàng.
– Bạn dùng 10 lát hồng xiêm sắc nước và chia ra uống 2 lần trong ngày. Lượng nước sắc phải ngập hồng xiêm.
– Mặt khác, hồng xiêm xanh có vị đắng chát nên khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ các bạn nên nếm trước, không để trẻ uống quá đặc không tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
– Với bài thuốc này, các bạn chỉ cần áp dụng 2 – 3 ngày, bệnh tiêu chảy nhẹ sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
II. Dược sĩ Sài gòn hướng dẫn trị bệnh tiêu chảy bằng thuốc Tây y
Theo Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn cho biết: Trong những trường hợp như bệnh nhân đi ngoài liên tục, phân xuất hiện máu, mất nước nhiều, cơ thể mệt mỏi, xanh xao thì biện pháp dùng Tây y giúp giảm đau và hạn chế tình trạng đi ngoài tốt nhất.
-
Dung dịch bù nước và điện giải (Oresol, hydrit) giúp bù nước và điện giải
Khi bị bệnh tiêu chảy, người bệnh đi ngoài liên tục. Do đó, hiện tượng mất nước và chất điện giải là không thể tránh khỏi. Theo số liệu thống kê, khát (mất nước dưới 5% trọng lượng cơ thể) dẫn đến hiện tượng tim đạp nhanh, mắt trũng và da có dấu hiệu nhăn nheo, huyết áp tụt.
Nếu hiện tượng mất nước bằng khoảng 10% trọng lượng cơ thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như người bệnh bị sốc gây hôn mê, thậm chí có thể tử vong. Do đó, sử dụng các loại thuốc bù nước và điện giải như hydrit và oresol chính là cách giúp cân bằng lượng nước thiếu hụt do tiêu chảy gây ra.
-
Chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột giúp bảo vệ niêm mạc ruột
Các chất hấp phụ có nhiệm vụ gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa và tạo thành một lớp màng mỏng bảo vệ niêm mạc ruột. Bên cạnh đó, các hoạt chất này giúp cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra ngoài và thúc đẩy bệnh tiêu chảy nhanh chóng hồi phục.
Một số loại thuốc hấp thụ, bao phủ niêm mạc ruột như
– Diosmectite: Thuốc này chỉ có tác dụng bảo vệ niêm ruột và hấp thụ các vi khuẩn gây hại cho đường ruột và khí. Mặt khác, chúng có tác dụng cầm máu tại chỗ và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Thuốc Diosmectite được hấp thụ và thải ra ngoài theo đường tiêu hóa nên sử dụng cho trẻ sơ sinh, người bệnh gan, thận,.. Tuy nhiên, chúng chỉ có công dụng làm giảm các triệu chứng chứ không giúp điều trị tận gốc. Do đó, khi bệnh tiêu chảy đã khỏi, người bệnh nên ngưng không dùng tiếp, tránh gây táo bón.
-
Bổ sung men vi sinh nhằm cân bằng hệ vi khuẩn
Người bệnh tiêu chảy nên bổ sung men vi sinh để giúp cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột. Bổ sung men vi sinh kết hợp với các biện pháp bù nước, giúp người bệnh hồi phục bệnh khá tốt và an toàn. Một số chế phẩm men vi sinh thường được bác sĩ kê đơn để điều trị bệnh tiêu chảy đó là Bifidobacterium, Lactobacillus acidophilus,…
-
Thuốc Berberin trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn hoặc ký sinh đường ruột
Berberin là một loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên chứa hoạt chất kháng viêm. Thành phần của thuốc Berberin được chiết xuất chủ yếu từ cây Vàng đằng.
Tác dụng phổ biến nhất của thuốc Berberin là điều trị bệnh tiêu chảy do vi khuẩn hoặc do ký sinh đường ruột gây ra. Thuốc Berberin còn có thể sử dụng để ngăn ngừa nấm, bội nhiễm nấm và chống lại những tác hại của các vi khuẩn tả, E.coli… Berberin sẽ hạn chế được những tác dụng phụ do thuốc kháng sinh gây ra cho đường ruột.
Berberin rất lành tính, rất ít trường gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu uống quá liều có thể gây ra tác dụng phụ như: đau bụng, buồn nôn, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm, nhịp tim chậm, khó thở, hạ huyết áp, suy tim, co giật và nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong.
Cách sử dụng thuốc Berberin:
– Đối với người lớn: Uống 1 liều duy nhất 400 mg berberine sulfate. Những trường hợp khác sẽ sử dụng thuốc theo thời gian và liều lượng do bác sĩ chỉ định. Nếu đang sử dụng những thuốc khác để điều trị bệnh ( cả Đông y và Tây y) thì bạn nên uống thuốc đau bụng Berberin cách xa từ 1 đến 2 tiếng để không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
– Đối với trẻ em: Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về liều lượng sử dụng thuốc ở trẻ em và thuốc Berberin rất không an toàn khi sử dụng cho trẻ em. Với những trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Trường hợp bị mẫn cảm với thành phần của thuốc và phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn cho con bú không nên sử dụng thuốc.
Bên cạnh những loại thuốc trên có Racecadotril và Loperamid cũng là hai loại thuốc chữa trị tiêu chảy được bán tự do không cần kê toa vẫn có thể mua được. Tuy nhiên, chúng cũng chỉ có hiệu quả ở một số trường hợp nhất định và vẫn gây tác dụng phụ. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.