Ăn không tiêu là một trong những vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng khi thường xuyên gặp phải. Đôi khi tình trạng này còn đi kèm với các dấu hiệu khác như đầy bụng, khó thở hay táo bón
Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ thông tin cụ thể về chứng ăn không tiêu, khó thở, đầy bụng ở bà bầu!
Contents
NGUYÊN NHÂN KHIẾN BÀ BẦU ĂN KHÔNG TIÊU – KHÓ THỞ – ĐẦY BỤNG
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thai kỳ là giai đoạn rất nhạy cảm, bà bầu dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Trong đó tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng, khó thở là tương đối phổ biến.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến các vấn đề này xuất hiện ở bà bầu:
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh
Đây là yếu tố có sự liên quan mật thiết đến rất nhiều vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa, nhất là với mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng thường dễ kích hoạt khi bà bầu ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo no gây khó tiêu.
Ngoài ra, một chế độ ăn thiếu cân bằng dưỡng chất cũng có thể là căn nguyên của vấn đề. Đôi khi tình trạng đầy bụng, ăn không tiêu còn kèm theo triệu chứng khó thở. Vấn đề này cũng thường diễn ra khi bà bầu không đáp ứng đủ dưỡng chất, khiến cơ thể bị thiếu máu.
Tâm lý căng thẳng
Trong quá trình mang thai, phần đa mẹ bầu đều gặp vấn đề về cảm xúc. Điều này là do những áp lực mà bụng bầu mang lại. Thêm vào đó là những lo lắng cho sự phát triển của thai nhi.
Tâm lý căng thẳng, suy nghĩ nhiều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Điển hình nhất là cơ quan tiêu hóa và quá trình lưu thông máu. Chính vì thế mà tâm lý căng thẳng cũng được coi là một trong những yếu tố khiến mẹ bầu ăn không tiêu, bị đầy bụng hay khó thở.
Kích thước thai nhi lớn
Trong quá trình mang thai, tử cung của mẹ bầu sẽ mở rộng ra để tạo khoảng không gian đủ cho thai nhi phát triển.Tử cung mở rộng cũng sẽ gây không ít áp lực chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Điều này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa có xu hướng chậm lại, khiến bà bầu gặp tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng.
Ngoài ra, kích thước em bé càng lớn, tử cung của mẹ cũng sẽ đẩy lên cao, nằm ngay phía dưới lồng ngực. Điều này sẽ gây ra những áp lực nhất định lên phổi. Đây là nguyên nhân khiến cho bà bầu có cảm giác khó thở, đôi khi còn thở dốc khó chịu.
Các yếu tố khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên đây, một số yếu tố khác cũng được cho là có liên quan đến vấn đề bà bầu ăn không tiêu, bị đầy bụng, khó thở.
- Thay đổi nội tiết tố, nhất là sự tăng tiết hormone progesterone.
- Sử dụng viên uống bổ sung sắt và canxi không hợp lý
- Lười vận động
- Không bổ sung đủ nước
- Các bệnh về đường tiêu hóa
- Không dung nạp lactose
- Tích trữ nhiều khí thừa trong dạ dày
SỰ NGUY HIỂM CỦA TÌNH TRẠNG KHÔNG TIÊU – KHÓ THỜ – ĐẦY BỤNG Ở BÀ BẦU
Cũng theo bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, trong quá trình mang thai, nếu chăm sóc sức khỏe không tốt thì bà bầu sẽ không thể có một thai kỳ khỏe mạnh. Các vấn đề như ăn không tiêu, đầy bụng hay khó thở đều là tình trạng bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, nếu không sớm khắc phục thì chúng sẽ có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé.
Việc đầy bụng, ăn không tiêu cũng như khó thở thường khiến cho bà bầu mệt mỏi, chán ăn. Điều này dẫn tới việc không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Từ đó khiến cho thai nhi không thể phát triển tốt, dễ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.
Hơn nữa, tình trạng ăn không tiêu kéo dài sẽ khiến bà bầu thường xuyên bị táo bón. Vấn đề này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở thời gian đầu thai kỳ. Lúc này, thai nhi chưa thể bám chắc vào tử cung. Nếu bị táo bón, mẹ thường sẽ có xu hướng rặn mạnh khi đại tiện. Sự an toàn của thai nhi có thể sẽ bị đe dọa nếu hành động này diễn ra quá thường xuyên.
KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĂN KHÔNG TIÊU – KHÓ THỞ – ĐẦY BỤNG Ở BÀ BẦU
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Đây là yếu tố quan trọng nhất giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng ăn không tiêu, đầy bụng hay khó thở. Ngoài ra việc xây dựng chế độ ăn khoa học còn quyết định đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ.
Bà bầu cần chú ý đến một số nguyên tắc sau đây:
- Tăng cường các loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Điển hình như đu đủ chín, chuối, nho, khoai lang…
- Bổ sung rau xanh và trái cây để đáp ứng nhu cầu về chất xơ, vitamin, khoáng chất
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua…
- Chia nhỏ mỗi ngày từ 5 – 6 bữa
- Chú ý nhai thật kỹ khi ăn để dạ dày không phải làm việc quá sức
- Tránh tình trạng nằm ngay sau khi ăn xong
- Không nên ăn quá no hoặc quá nhiều mỗi bữa
Việc đảm bảo các nguyên tắc trong ăn uống còn sẽ giúp cơ thể bà bầu hấp thu tốt các dưỡng chất. Điều này sẽ đảm bảo tốt hơn cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Bổ sung nước
Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần không chỉ hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa mà còn rất hữu ích cho quá trình trao đổi chất. Đối với những bà bầu đang mắc chứng ăn không tiêu thì việc bổ sung đủ nước là rất quan trọng. Mỗi ngày mẹ bầu nên đáp ứng đủ từ 2 – 2,5 lít nước cho cơ thể.
Massage vùng bụng
Massage cho vùng bụng là liệu pháp đơn giản, an toàn có thể giúp bà bầu khắc phục các triệu chứng căng cứng hay đầy bụng khó chịu. Ngoài ra, massage còn giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa để ngăn ngừa tình trạng ăn không tiêu.
Bên cạnh đó, việc massage còn mang đến cho mẹ bầu tinh thần thoải mái, thư giãn. Điều này giúp giải tỏa được căng thẳng, cáu gắt khi các vấn đề ăn không tiêu, đầy bụng hay khó thở xuất hiện.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Đây là một trong những vấn đề quan trọng giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh. Duy trì các thói quen tốt sẽ giúp cho hệ tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Bà bầu cần chú ý đến một số vấn đề được nói đến sau đây:
- Chăm chỉ luyện tập thể dục, rèn luyện thân thể
- Tránh thức quá khuya hay ngủ không đủ giấc
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
- Tránh xa những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc và cuộc sống
- Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, không nên làm việc gắng sức
- Tránh xa khói thuốc lá, đồng thời không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia
Bài viết trên đây là một số tổng hợp về tình trạng ăn không tiêu – khó thở – đầy bụng ở bà bầu từ Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!