Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền Chỉ Huyết

Trong Y học cổ truyền các bài thuốc chỉ huyết là những bài thuốc gồm có các vị thuốc cầm máu làm chủ được, dùng điều trị các chứng bệnh xuất huyết.

Bài thuốc chỉ huyết

Các bài thuốc này chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng cho nên phải kết hợp với các thuốc điểu trị nguyên nhân. Chảy máu ỏ các vị trí khác nhau cũng dùng các bài thuốc khác nhau (Xem ỏ phần huyết chứng và bệnh học).

Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc chỉ huyết

Bài thuốc: Thập Khôi Tán (Thập dược thần hư)

Cấu trúc bài thuốc: Đại kê thảo, Tông lư bì, Đại hoàng, Đan bì, Hà diệp, Tiểu kế thảo, Trắc bách diệp, Chi tủ, Thiên thảo, Mao căn, lượng như nhau, đều sao cháy.

Cách dùng: Tán bột mịn, gói vào giấy bản để dưới đất 1 đêm để lấy âm trừ hỏa độc mỗi ngày uống 1 đến 3 lần, mỗi lần uôhg 4-12g uôhg với nưốc ấm (có sách viết uống vối nước cốt ngó sen hoặc củ cải) hoặc làm hoàn với nưốc sắc Bạch cập 60g viên bằng hạt đậu to (4g).

Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng Lương huyết chĩ huyết.

Chỉ định: Nhiệt bức huyết vong hành: Ho ra máu, nục huyết (chù yếu chảy máu mũi), nôn ra máu.

Bài thuốc: Thanh Nhiệt Chỉ Huyết Thang (Phuơng thuốc cổ truyền)

Cấu trúc bài thuốc: Nõn lá sen (sao vàng) 40g, Quả dành dành (sao đen) 12g, Lá trác bách (sao cháy) 20g            , Lá huyết dụ (sao vàng) 40g, Cỏ nhọ nồi (sao vàng)     40g.

Cách dùng: Sau sao thì hạ thổ để bớt hỏa sắc với 600ml còn 300ml uống 3 lần trong ngày.

Tác dụng: Thanh nhiệt lương huyết cầm máu.

Chỉ định: Điều trị rong kinh, rong huyết, đa kinh và băng huyết do nhiệt.

Đào Tạo Y học cổ truyền Sài Gòn
Đào Tạo Y học cổ truyền Sài Gòn

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *