Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh bí tiểu cấp

Bí tiểu cấp là hiện tượng phổ biến ở nam giới trên 60 tuổi. Bệnh có thể điều trị được tuy nhiên việc điều trị bệnh còn phụ thuộc vào yếu tố nguyên nhân.

bệnh bí tiểu cấp
bệnh bí tiểu cấp

Bí tiểu cấp(AUR) là tình trạng không thể đi tiểu hoặc phải cố rặn mới tiểu được một ít mặc dù bàng quang chứa đầy nước, căng tức. Hiện tượng trên mang tính chất đột ngột, có thể xảy ra trên cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nam giới trên 60 tuổi.

NGUYÊN NHÂN GÂY BÍ TIỂU CẤP TÍNH

Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng bí tiểu cấp tính, đó là:

Bế tắc dòng tiểu

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hiện tượng bí tiểu cấp tính có thể xảy ra khi xuất hiện một vật gì đó ngăn chặn dòng nước tiểu chảy tự do từ bàng quang vào niệu đạo – ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể.

Một số vấn đề tiết niệu có thể gây bế tắc dòng tiểu, bao gồm:

  • Sự tăng kích thướt tuyến tiền liệt (do viêm hay u xơ) có thể gây chèn ép lên niệu đạo. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bí tiểu ở nam giới.
  • Chứng sa bàng quang ở nữ giới.
  • Chít hẹp niệu đạo, sỏi đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình đào thải nước tiểu ra bên ngoài, gây bí tiểu.
  • Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới do nhiễm khuẩn có thể khiến tuyến này bị sưng, viêm, chèn ép lên niệu đạo, ngăn cản dòng chảy của nước tiểu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Do thuốc

Bí tiểu cấp tính có thể là do ảnh hưởng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh, chẳng hạn: thuốc chống co thắt, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm ba vòng. Khi đi vào cơ thể, những loại thuốc này có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của bàng quang, gây nên cơn bí tiểu.

Cơ chế thần kinh

Tình trạng bí tiểu cấp cũng có thể xảy ra khi có sự cản trở đường đi từ não đến bàng quang và niệu đạo. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang đạt 250 – 300 ml, chúng kích thích phản xạ thần kinh hình thành cảm giác buồn tiểu. Cơ trơn của bàng quang sẽ tiến hành co thắt để đẩy nước tiểu sang niệu đạo và ra ngoài.

Tuy nhiên, một số sai lệch trong quá trình tiếp nhận thông tin giữa các cơ quan – bộ phận trên có thể gây bí tiểu cấp. Đối với trường hợp này, tỉ lệ nam nữ mắc bệnh là ngang nhau.

Đột quỵ, tiểu đường, chấn thương cột sống, xương chậu, khối u chèn ép lên đĩa đệm, cột sống gây tổn thương đến dây thần kinh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bí tiểu.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BÍ TIỂU CẤP TÍNH

Người bị bí tiểu cấp tính thường xuất hiện triệu chứng:

  • Cảm giác đau dữ dội vùng tiểu khung.
  • Buồn tiểu nhưng không đi tiểu được.

Tình trạng bí tiểu kéo dài có thể gây nhiễm khuẩn tiết niệu, căng trướng trào ngược bàng quang, niệu quản. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, bí tiểu có thể gây giãn đài bể thận, suy thận.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH BÍ TIỂU CẤP TÍNH

Điều trị bí tiểu cấp còn phụ thuộc vào nguyên nhân, công tác khắc phục ở nam giới khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với nữ do thường kèm theo bệnh lý tuyền tiền liệt.

Mặc dù gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí là phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng bí tiểu cấp tính có thể được khắc phục nếu bệnh nhân thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị tích cực.

Điều trị cấp cứu

Các trường hợp bí tiểu cấp không có thuốc điều trị đặc hiệu. Lúc này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để cấp cứu, dẫn nước tiểu bằng thiết bị y tế chuyên dụng để giải áp bàng quang và đặt thông bàng quang trên xương mu.

Phần lớn bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú. Trước khi về nhà, bệnh nhân cần được hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc ống thông, túi đựng nước tiểu và theo dõi lượng nước tiểu được thải ra hằng ngày. Chỉ định nhập viện sẽ được đưa ra nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng đường niệu hoặc tình trạng bí tiểu có liên quan mật thiết đến bệnh lý ác tính, chèn ép tủy sống.

Điều trị bằng thuốc

Cũng theo dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, một số loại thuốc điều trị có thể được chỉ định gồm có:

  • Thuốc chẹn alpha: Thuốc có tác dụng làm giảm sự tắc nghẽn cơ học do khối u lành tính ở tuyến tiền liệt nam giới dựa trên cơ chế giãn cơ trơn ở cổ bàng quang và vỏ bao tuyến tiền liệt. Một số dược phẩm thuộc nhóm trên được dùng phổ biến gồm: tamsulosin, alfuzosin.
  • Thuốc ức chế eductase 5-alpha (dutasteride và finasteride ): thuốc có vai trò phong hỏa việc chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, giảm tỉ lệ bí tiểu cấp ở nam giới.

Phẫu thuật

Với nam giới, phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc thu nhỏ kích thước của nó là mộ trong những biện pháp điều trị bí tiểu được áp dụng rộng rãi. Trong quá trình thực hiện, chuyên gia sẽ đặt dụng cụ trong một ống thông, luồn chúng nên niệu đạo và cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt.

Một số thủ thuật khác cũng có thể hỗ trợ khắc phục bí tiểu mà không cần đến phẫu thuật như dùng năng lượng laser để phá hủy tắc nghẽn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *