Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ cách điều trị đau cuống bao tử

Đau cuống bao tử là bệnh lý đường tiêu hoá phổ biến và có mức độ nguy hiểm tương đương với viêm loét dạ dày. Vậy khi bị đau cuống bao tử cần có biện pháp điều trị như thế nào?

Đau cuống bao tử
Đau cuống bao tử

Bài viết sau đây các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc thông tin về bệnh đau cuống bao tử và cách điều trị bệnh!

NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU CUỐNG BAO TỬ

Cuống bao tử còn được gọi là tâm vị nằm dưới vị trí thượng vị và thực quản. Có nhiệm vụ co bóp và nghiền trộn cho thức ăn dễ thấm acid dịch vị hơn khi đưa xuống thân vị. Nguyên nhân đau cuống bao tử chủ yếu là do người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), đây cũng là loại vi khuẩn gây viêm loét và hội chứng trào ngược dạ dày.

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thói quen ăn uống vô tội vạ, thức ăn kém vệ sinh, thường xuyên uống bia rượu hay lạm dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, thường xuyên stress đều tạo kích thích co bóp mạnh từ dạ dày và phá hủy niêm mạc dạ dày gây đau.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA ĐAU CUỐNG BAO TỬ

Các bệnh lý về đường tiêu hoá thường có dấu hiệu lâm sàng giống nhau. Viêm loét bao tử và đau cuống bao tử cũng có biểu hiện tương tự nhưng vị trí đau của bệnh nhân sẽ khác nhau. Tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Xuất huyết hệ tiêu hoá (bao tử): Người bệnh không nhận thức được dấu hiệu này cho đến khi đi đại tiện ra máu, lúc này một lượng máu trong thành mạch máu dạ dày thoát ra rồi chảy vào trong lồng ống tiêu hóa. Tình trạng xuất huyết là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy người bệnh bị viêm loét niêm mạc dạ dày hoặc thành ruột. Người bệnh có thể nôn ra máu đen hoặc máu đỏ tươi, thường xuyên đau bụng và mất vị giác.
  • Người bệnh đầy bụng, chán ăn: Đau cuống bao tử lâu ngày khiến cơ thể bệnh nhân suy nhược, khẩu vị kém và thường xuyên xảy ra tình trạng đầy bụng. Do cuống tiêu hoá không thể hoạt động tích cực để nghiền nát thức ăn đầu vào, từ đó tạo gánh nặng cho dạ dày nên các chức năng tiêu hoá sẽ bị suy giảm. Tù đó niêm mạc dạ dày bị tổn thương và cơn đau bao tử sẽ hành hạ người bệnh liên tục.
  • Triệu chứng ợ chua, ợ nóng: Một dấu hiệu đau cuống bao tử thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng đau bao tử thông thường khác là cảm giác ợ chua. Người bị bệnh viêm loét thực quản, viêm họng hay mắc hội chứng trào ngược dạ dày này cũng có biến chứng là ợ chua, ợ nóng. Nguyên nhân bắt nguồn từ nồng độ acid uric cao hơn so với bình thường ở trong dịch vị bao tử.
  • Cảm giác nôn khan và buồn nôn: Người bị đau cuống bao tử thường có biểu hiện nôn khan và buồn nôn ngay cả khi dạ dày rỗng. Bởi vì khi niêm mạc bao tử bị tổn thương sẽ khiến dịch vị tiết ra nhiều, thành dạ dày co thắt tạo cảm giác buồn nôn. Thường xuyên nôn khan cũng có thể khiến cuống bao tử bị rách ra gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị bằng thuốc.
  • Người bệnh bị đau vùng thượng vị: Cơn đau cuống bao tử có thể lan ra thượng vị, người bệnh có thể bị đau lưng và nóng rát, dữ dội phía dưới lồng ngực. Điều này còn phụ thuộc vào mức viêm cuống bao tử nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Cơn đau vùng thượng vị cũng nghiêm trọng hơn khi người bệnh ăn thức ăn quá chua, thực phẩm dầu mỡ, hoặc thức ăn có gia vị cay nóng, chất kích thích.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU CUỐNG BAO TỬ

Thuốc Tây chữa đau cuống bao tử

Phương pháp này đem đến hiệu quả nhanh chóng giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng kèm theo. Mặc dù các loại thuốc điều trị đau cuống bao tử dưới đây đã được chỉ định từ bác sĩ nhưng với một số bệnh nhân kích ứng với thành phần thuốc, hoặc đang điều trị song song với thuốc khác nên tham khảo trước hướng dẫn bác sĩ.

  • Thuốc kháng acid: Thuốc Mylanta, Sucralfat, Mucosta… giúp làm giảm quá trình tiết acid trong dạ dày.
  • Thuốc ngăn H2: Subsalicylat Bismuth, Pepcid AC… ngăn những tác động xấu đến niêm mạc bao tử của histamin, bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương viêm nhiễm.

Thuốc đông y chữa đau cuống bao tử

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, trong giai đoạn người bệnh mới có những dấu hiệu lâm sàng, các chuyên gia khuyến khích người bệnh sử dụng các bài thuốc dân gian lành tính để không quá phụ thuộc vào tác dụng của thuốc Tây. Cụ thể các bài thuốc chữa đau cuống bao tử được áp dụng trong dân gian là:

Sử dụng củ gừng tươi: Gừng tươi có chứa hoạt chất oleoresin và tecpen có tác dụng sát trùng, giảm đau và kháng viêm cho bao tử nói riêng và hệ tiêu hoá nói chung. Gừng cũng có tác dụng cầm máu tốt và tăng cường lưu thông máu để phục hồi tế bào nhưng không gây tác dụng phụ.

  • Gừng ngâm dấm: Nên dùng gừng già và dấm ăn, gừng đem rửa sạch đi thái lát mỏng và cho vào lọ thuỷ tinh ngâm giấm. Sau khoảng 1 tuần có thể dùng được và nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Người bị bệnh đau cuống bao tử nên nhai 2 – 3 lát gừng để làm dịu đau.
  • Gừng, chanh và mật ong: Dùng gừng già đem ép lấy nước và hòa với lượng nước cốt chanh sấp mặt và một thìa mật ong. Người bệnh nên chắt lấy nước uống mỗi sáng, dùng trong 1 tháng sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Sử dụng lá tía tô: Lá tía tô cũng có thành phần kháng viêm , chống sưng và tăng cường miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Hoạt chất tanin của tía tô cũng có tác dụng làm liền sẹo, giảm iêm loét bao tử và giảm tiết acid gây bệnh đường tiêu hoá. Người bệnh dùng 1 nắm lá tía tô nấu với nước đến khi sôi và dùng nước đó uống hàng ngày để điều trị đau cuống bao tử tại nhà.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Sài Gòn

LƯU Ý CHO NGƯỜI BỆNH ĐAU CUỐNG BAO TỬ

Người bệnh đau cuống bao tử cần lưu ý:

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Không ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ, không rượi bia và các chất kích thích.
  • Sinh hoạt điều độ: Người bệnh đau cuống bao tử phải ăn đủ bữa, tập thói quen ăn chậm nhai kĩ, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế căng thẳng.
  • Rèn luyện thể lực: Vận động đều đặn bằng cách đi bộ, bơi lội, yoga, chạy bộ, tập gym để tăng cường đề kháng.
  • Theo dõi bệnh định kỳ: Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để nắm được tình trạng bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *