Khi mắc bệnh gút, người bệnh thường phải chịu các cơn đau đớn, tê buốt ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vậy cụ thể những người mắc bệnh gút thường đau ở những vị trí nào?
Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn các vị trí đau phổ biến với bệnh nhân Gút!
Contents
CÁC VỊ TRÍ ĐAU PHỔ BIẾN Ở BỆNH NHÂN MẮC GÚT
Các cơn đau do gút có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc của người bệnh. Khi bùng phát, gút có thể dẫn đến các cơn đau ở các vị trí như:
- Các khớp chi dưới: Các khớp ở chi dưới, đặc biệt là ngón chân cái, là vị trí dễ bị bệnh gút tấn công nhất trong cơ thể. Các triệu chứng gút thường phát triển ở ngón chân cái, khớp đầu gối, mắt cá chân, sau đó lan dần đến các khớp ở vị trí khác trên cơ thể.
- Các khớp chi trên: Ở các khớp chi trên, biểu hiện của gút thường xuất hiện rõ rệt ở các ngón tay, khuỷu tay. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy cứng khớp hoặc bị lệch khớp. Các khớp cũng chuyển sang màu đỏ, da căng bóng, trong trường hợp nghiêm trọng da có thể bị bong tróc.
- Các khớp thần kinh: Các khớp thần kinh là các khớp phát triển ở hai bên xương chậu. Nếu gút phát triển ở khu vực này người bệnh có thể bị đau thắt lưng, đau lưng. Thông thương các cơn đau do gút ở lưng thường không được quan tâm và dễ bị chẩn đoán nhầm thành viêm khớp, viêm đau khớp. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác điều trị và phục hồi của bệnh nhân.
- Gút đa khớp: Đây là tình trạng gút tấn công nhiều khớp ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Điều này dẫn đến các cơ đau đớn nghiêm trọng ở nhiều nơi cùng một lúc. Gút đa khớp thường xuất hiện ở giai đoạn mạn tính. Lúc này các cơ đau thường có xu hướng nghiêm trọng và tái phát thường xuyên hơn.
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA GOUT
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết gút là một dạng bệnh viêm khớp thường phát triển và 4 giai đoạn. Các giai đoạn chính của gút bao gồm:
Bệnh gút không có triệu chứng
Bệnh gút xảy ra khi một chất gọi là Axit Uric tích tụ trong máu. Đôi khi một người có nồng độ Axit Uric tăng mà không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài.
Ở giai đoạn này, các tinh thể Urate lắng đọng ở các khớp, mô và có thể gây tổn thương nhẹ. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu người bệnh không cần phải điều trị gút.
Bệnh gút cấp tính
Đây là giai đoạn xảy ra khi các tinh thể Urate đã lắng đọng đột ngột gây viêm cấp tính và đau dữ dội. Các cơn đau thường có xu hướng bùng phát một cách bất ngờ và sẽ được cải thiện trong 3 – 10 ngày.
Trong giai đoạn này, các dấu hiệu gút có thể liên quan đến căng thẳng, thuốc, rượu, ma túy (chất gây nghiện) và một số bệnh lý khác. Nếu các dấu hiệu gút cấp tính diễn ra, người bệnh cần có biện pháp cải thiện kịp thời để tránh các tổn thương khớp vĩnh viễn.
Nghỉ ngơi, tránh uống rượu, cắt giảm protein động vật và sử dụng túi nước đá để làm mát và làm dịu khớp.
Tổn thương các khớp
Trong giai đoạn này, các cơn đau do gút có thể không diễn ra thường xuyên. Trong một số trường hợp, các cơn đau có thể được cải thiện trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Tuy nhiên, bệnh gút vẫn âm thầm hình thành và phát triển. Do đó, nếu không có biện pháp điều trị hợp lý có thể dẫn đến các tổn thương khớp nghiễm trọng hơn. Lúc này các cơn đau có thể xảy ra thường xuyên và cường độ mạnh hơn, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh gút mạn tính
Gút mạn tính là bệnh lý gây suy nhược và tổn thương các khớp nghiêm trọng nhất. Các tổn thương khớp có thể không thể hồi phục và dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm suy thận.
Người bệnh có thể bị viêm khớp mạn tính hoặc phát triển các hạt Tophi, tạo thành các khối u lớn gây tổn thương các khớp và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Gút mạn tính thường mất một thời gian dài, khoảng 10 năm để hình thành. Do đó, khi nhận thấy dấu hiệu bệnh gút, người bệnh nên tiến hành điều trị y tế phù hợp để tránh các biến chứng.
NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH GOUT
Nhận biết bệnh gút giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, bệnh gút hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết nào. Do đó, đa số người bệnh thường không nhận ra dấu hiệu gút.
Đây là giai đoạn gút nhẹ nhất, nồng độ Axit Uric trong máu có thể là 6.0 mg / dL ở nữ và 7.0 mg dL ở nam. Tuy nhiên, điều này chỉ được phát hiện khi người bệnh tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Axit Uric.
Do đó, tiến hành xét nghiệm máu hoặc kiểm tra nồng độ Axit Uric trong máu có thể là dấu hiệu duy nhất để nhận biết bệnh gút ở giai đoạn đầu.
Biện pháp phòng ngừa bệnh gout
Thay đổi lối sống có thể hỗ trợ ngăn chặn các cuộc tấn công bệnh gút mới và làm chậm sự phát triển của bệnh. Bác sĩ giảng viên lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết một số biện pháp phòng ngừa bao gồm:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ thức ăn nhiều Purin để tránh làm bùng phát các triệu chứng gút. Các loại thức ăn cần tránh bao gồm cá cơm, măng tây, nội tạng động vật, nấm, hải sản. Bổ sung nhiều khoai tây, cà tím, quả anh đào, rau xanh, súp lơ xanh,…
- Uống nhiều nước, khoảng 2 – 3 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ thận đào thải các chất lỏng. Bổ sung nước lọc, nước khoáng chứa ion hoặc các loại nước ép rau quả,….
- Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác. Các chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút, đặc biệt là ở nam giới.
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh để không gây áp lực lên các khớp.
Gút là bệnh viêm khớp phổ biến có thể gây đau dữ dội ở các khớp, gây sưng và cứng khớp. Gút thường ít ảnh hưởng đến các chi trên nhưng bệnh có thể làm ảnh hưởng đến bàn tay, cổ tay và khuỷu tay. Nếu không được điều trị gút có thẻ gây viêm khớp và sưng mãn tính. Do đó, nếu nằm trong nhóm đối tượng dễ bị gút, người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp.