Trẻ quấy khóc bất thường có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng như đói bụng, đau, sợ hãi, buồn ngủ hoặc muốn gì đó. Vì vậy bố mẹ cần phải hiểu được tiếng khóc của bé biểu hiện điều gì để đáp ứng kịp thời.
Trẻ khóc có thể nguyên nhân là do tã bẩn
Trẻ nhỏ không bao giờ khóc mà không có nguyên nhân. Đôi khi bé khóc có thể vì những lý do đơn giản như đói bụng, buồn ngủ, muốn được bế… Tuy nhiên, một số vấn đề nghiêm trọng hơn như đau bụng, mọc răng hay bất thường về sức khỏe cũng khiến bé khóc. Dưới đây là những lý do phổ biến khiến trẻ khóc được các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ.
Contents
Trẻ khóc khi thấy đói bụng
Đây là điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi bé khóc. Mọi người đều cảm thấy cáu kỉnh, khó chịu khi đói, trẻ sơ sinh cũng vậy. Trẻ có thể chuyển biến từ khóc nhẹ nhàng đến la hét khá nhanh nếu không được ăn kịp thời. Khi đói, trẻ sẽ khóc đều, lặp đi lặp lại và những cơn khóc thường ngắn. Ngoài ra, một số dấu hiệu đi kèm mẹ có thể nhận biết trẻ đói bao gồm chóp chép miệng, có phản xạ tìm ti mẹ (khi bị kích thích ở vùng má, bé sẽ ngay lập tức quay đầu sang hướng má bị chạm) hoặc mút tay.
Trẻ cảm thấy đói bụng
Nhiều người tưởng rằng trẻ có thể ngủ mọi lúc mọi nơi nếu mệt. Tuy nhiên, trẻ khó ngủ hơn nhiều. Thay vì ngủ gục, nhiều bé có thể cáu kỉnh và quấy khóc, đặc biệt khi đã quá mệt. Để khắc phục tình trạng này, khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn hãy đặt bé lên giường và ru bé ngủ nhẹ nhàng.
Tã bị bẩn
Một số trẻ có thể mang tã bẩn trong nhiều giờ mà không thấy khó chịu. Nhưng nhiều trẻ khác sẽ cáu kỉnh nếu chúng không được thoải mái. Thực tế, đây là nguyên nhân rất dễ nhận ra và việc bạn cần làm là mở tã để kiểm tra nhanh. Nếu tã bẩn, hãy thay ngay tã mới cho con.
Trẻ nhỏ cần được ôm ấp nhiều. Bé thích nhìn thấy khuôn mặt, nghe giọng nói và nhịp tim của cha mẹ. Khóc là cách để bé yêu cầu được ôm ấp, gần gũi.
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng ôm, bế quá nhiều có khiến bé ỷ lại. Thực tế, trong những tháng đầu đời, điều này là không thể. Nếu muốn bế con nhưng sợ mỏi tay, bạn có thể sử dụng các loại đai địu em bé. Nếu bé khóc, bạn có thể ôm vào lòng và trò chuyện với con, điều này cũng giúp bé lấy lại bình tĩnh.
Khi cần ợ hơi bé cũng khóc
Nếu bạn thấy bé khóc ngay sau khi bú, đó là dấu hiệu phổ biến tiết lộ bé cần ợ hơi. Điều này cũng xảy ra khi bé ngậm núm vú giả, bị nấc. Vì tất cả điều này khiến bé nuốt cả không khí vào cùng và không thoát được ra ngoài. Điều này có thể khiến gây khó chịu cho bé.
Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo kỹ năng chăm sóc trẻ
Mọc răng
Trẻ có thể bắt đầu mọc răng sớm từ 4 tháng tuổi. Mọc răng có thể gây đau đớn vì khi một chiếc răng mới mọc lên sẽ đâm xuyên qua nướu của bé. Điều này khiến các bé cáu kỉnh và khóc tại một thời điểm nào đó của quá trình mọc răng. Các dấu hiệu khác của mọc răng là chảy nước dãi quá mức và gặm nhấm bất kỳ thứ gì trong tầm tay.
Khóc khi bị đau bụng
Các vấn đề về bụng như đầy hơi hoặc đau bụng có thể khiến bé khóc rất nhiều. Thực tế, đau bụng có thể khiến bé khóc liên tục 3 tiếng/ngày, tối thiểu 3 ngày/tuần, tối thiểu 3 tuần liên tục.
Nếu bé thường cáu kỉnh và khóc ngay sau khi bú, đó có thể là dấu hiệu bé bị đau bụng. Nhiều cha mẹ thường tự ý cho bé uống thuốc chống đầy hơi hoặc đau bụng được chiết xuất từ thảo mộc và natri bicarbonate. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.
Quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu trẻ cảm thấy lạnh, như khi bạn cởi quần áo của bé để thay tã mới hoặc lau mông bé bằng khăn ướt, bé có thể phản ứng bằng cách khóc. Trẻ sơ sinh thích được quấn lại và giữ cơ thể ấm áp, nhưng không quá nóng. Thông thường, bé sẽ cảm thấy thoải mái khi mặc nhiều thêm một lớp so với bạn.
Bé bị ốm
Nếu bạn đã đáp ứng mọi đòi hỏi cơ bản mà bé vẫn tiếp tục khóc, điều đó có thể cảnh báo trẻ đang gặp bất thường về sức khỏe. Bạn hãy thử kiểm tra nhiệt độ để xem bé có bị sốt hay không và chú ý thêm những dấu hiệu khác lạ.
Tiếng khóc khi bé bị bệnh khác xa hoàn toàn với tiếng khóc khi bé đang đói hoặc khó chịu. Vì vậy, nếu trẻ khóc nghe bất ổn, cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra.