Theo thông tư 20/2017/TT-BYT có hiệu lực từ 1/7/2017 quy định chi tiết một số điều của luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP về thuốc và các nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
Contents
- 1 NHỮNG LOẠI THUỐC NÀO CẦN PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT?
- 1.1 Thuốc gây nghiện
- 1.2 Thuốc hướng thần
- 1.3 Thuốc tiền chất
- 1.4 Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện
- 1.5 Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần
- 1.6 Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất
- 1.7 Thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
NHỮNG LOẠI THUỐC NÀO CẦN PHẢI KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT?
Theo các Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết những thuốc phải kiểm soát đặc biệt là thuốc thuộc những nhóm thuốc sau đây:
- Thuốc gây nghiện
- Thuốc hướng thần
- Thuốc tiền chất
- Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện
- Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần
- Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất
- Thuốc phóng xạ
- Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc hoặc chất phóng xạ để sản xuất thuốc
- Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc
- Thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực.
Những thuốc phải kiểm soát đặc biệt có những thông tin cụ thể cần biết như sau:
Thuốc gây nghiện
Chứa một hoặc nhiều dược chất gây nghiện hoặc thuốc chứa dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần và có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục I, II và III kèm theo Thông tư này.
Chứa dược chất gây nghiện (có hoặc không có dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Thuốc hướng thần
Chứa một hoặc nhiều dược chất hướng thần hoặc thuốc có chứa dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc được quy định tại Phụ lục II và III kèm theo Thông tư này.
Chứa dược chất hướng thần (có hoặc không có dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V của Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Thuốc tiền chất
Chứa một hoặc nhiều tiền chất dùng làm thuốc quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Chứa tiền chất dùng làm thuốc (có hoặc không có dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần) phối hợp với dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc lớn hơn nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất gây nghiện (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này, nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần (nếu có) nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này.
Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện
Bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
Chứa dược chất gây nghiện; hoặc dược chất gây nghiện phối hợp với dược chất hướng thần có hoặc không có tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng của dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục IV, V và VI kèm theo Thông tư này.
Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần
Bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
Chứa dược chất hướng thần hoặc dược chất hướng thần phối hợp với tiền chất dùng làm thuốc trong đó nồng độ, hàm lượng dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc đều nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục V và VI kèm theo Thông tư này.
Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
Thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất
Bao gồm các thuốc đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
Chứa tiền chất dùng làm thuốc, trong đó nồng độ, hàm lượng tiền chất dùng làm thuốc nhỏ hơn hoặc bằng nồng độ, hàm lượng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
Chứa các dược chất khác không phải là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
Thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực
Các thuốc và dược chất trong Danh mục thuốc, dược chất thuộc danh mục chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực được lựa chọn theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (sau đây gọi tắt là Nghị định số 54/2017/NĐ-CP).
Tất cả nhóm thuốc phải kiểm soát đặc biệt nói trên phải được cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu đào tạo tuân thủ thực hành tốt bảo quản thuốc, trong đó phải bảo quản kho riêng, tủ riêng, không được để chung các loại thuốc khác.
Riêng thuốc phóng xạ phải được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
Về điều kiện kinh doanh các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt, theo Nghị định 54/2017/NĐ-CP, các cơ sở kinh doanh cần đáp ứng hàng loạt điều kiện: Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; Có kho riêng hoặc khu vực riêng đáp ứng nguyên tắc Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Kho hoặc khu vực này phải có tường và trần kiên cố được làm từ vật liệu chắc chắn, có cửa, có khóa chắc chắn; Có hệ thống camera theo dõi từng công đoạn trong quá trình sản xuất và bảo quản thuốc; Có hệ thống quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sổ sách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế…
Để kiểm soát chặt nhóm thuốc nói trên, từ tháng 8/2018, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn đề nghị các địa phương tăng cường quản lý kinh doanh các loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để đảm bảo người dân tránh sử dụng thuốc sai mục đích.
Qua bài viết trên, Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn muốn gửi tới bạn đọc những thông tin cần thiết về những loại thuốc cần được kiểm soát đặc biệt.