Y Học Cổ Truyền Bài Thuốc Bổ Âm

Trong Y học cổ truyền các bài thuốc bổ âm là nhũng bài thuốc gồm các vị thuốc có tác dụng bổ âm làm chủ dược để chữa các chứng bệnh thuộc âm hư.

Bài thuốc bổ âm

Các chứng hậu thường gặp: Người gầy lưỡng quyền (2 gò má) đỏ, môi hồng khô, da khô, ra mồ hôi trộm, trong người háo nóng, đại tiện táo, tiểu tiện ít, lưỡi đỏ, rêu vàng khô, triều nhiệt, mạch tế sác và tuỳ theo âm hư của tạng phủ thì có thêm triệu chứng, ví dụ: Thận âm hư còn thêm đau mỏi lưng, ù tai hay quên, đái dầm, di mộng tinh, ở nữ rốỉ loạn kinh nguyệt, nếu phê âm hư thì có thêm ho khan hoặc đờm quánh thậm chí còn khó thở, nếu can thận âm hư có thêm hay cáu gắt, đau tức ngực sườn, hoa mắt chóng mặt, đau đầu vùng đỉnh, bốc hoả lúc nóng lúc lạnh và mạch huyền, nếu tâm âm hư có thêm mát ngủ, trằn trọc, hồi hộp, đầu lưỡi đỏ…

– Bài thuôc bổ âm chính là bồi bổ tân dịch có tính hàn lương hay ảnh hưởng tới dương khí và tỳ cho nên không nên dùng kéo dài và bệnh về tỳ hư.

Y học cổ truyền Sài Gòn bài thuốc bổ âm

Bài thuốc: Lục Vị Địa Hoàng Hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Cấu trúc bài thuốc: Thục địa 32g, Trạch tả 12g, Sơn thù I6g, Phục linh 12g, Hoài sơn 16g, Đan bì 12g.

Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng tư bổ can thận.

Chỉ định: Điều trị các bệnh thuộc can thận âm hư và thận âm hư, thường gặp lưng gối đau mỏi, chóng mặt ù tai, di tinh, đạo hãn, tiêu khát và các bệnh trẻ em phát dục không tốt. Hải Thượng Làn Ông cho rằng Lục vị là thánh dược nhi khoa vì trẻ em thường thuần dương vô âm.

Trên lâm sàng hay dùng để điều trị viêm tiết niệu mạn tính, tăng huyết áp, đại tháo đường, tâm căn suy nhược, trẻ nhỏ ra mồ hôi trộm, đái dầm, chậm lớn, chậm phát dục do âm hư.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *