Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi của quả cây nhãn. Trong Y học cổ truyền, long nhãn vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, tỳ, được sử dụng để điều trị các bệnh thiếu máu mất ngủ hiệu quả
Chữa mất ngủ, thiếu máu bằng long nhãn
Chế biến long nhãn như thế nào?
Đem cả chùm nhãn nhúng vào nước sôi 1-2 phút để diệt men, rồi phơi nắng, sau đó sấy ở nhiệt độ 40-50oC trong 30-40 giờ đến khi quả khô lại, cùi nhãn tách khỏi vỏ, lắc quả có tiếng lọc xọc. Bỏ vỏ quả, lấy cùi nhãn sấy tiếp ở nhiệt độ 50-60oC đến khi khô, nắm không dính tay, các cùi không kết dính vào nhau. Để nguội, đóng gói bảo quản trong các chum, vại sành để nơi thoáng mát.
Long nhãn khô đều, không dính kết vào nhau, vị ngọt đậm, màu vàng nhạt, độ ẩm tối đa không quá 18% là loại tốt…
Theo Đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, tỳ. Tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí, bổ tỳ, kiện vị.
Chủ trị các chứng thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, tim hồi hộp, loạn nhịp, lo nghĩ quá nhiều, ăn uống, tiêu hóa kém. Liều dùng 4-16g.
Các bài thuốc Y học cổ truyền có sử dụng long nhãn
Bài 1: Cháo long nhãn dùng cho người huyết hư, để bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần: Long nhãn 16g, đại táo 15g, ngạnh mễ (gạo tẻ) 100g nấu cháo ăn thường xuyên mỗi ngày. Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết để hiệu quả, người dùng nên ăn liên tục trong vài ba tuần.
Bài 2: Tác dụng ích khí huyết, bổ thận âm dùng long nhãn 16g, hoài sơn 16g, giáp ngư 500g. Giáp ngư mổ bỏ ruột, cắt thành miếng rồi đem hầm với 2 vị thuốc trên, khi chín nhừ nêm gia vị vào, ăn thịt và uống nước.
Bài 3: Bổ can, thận, ích khí huyết dùng câu kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hoàng tinh 12g, đường kính 50g, trứng chim bồ câu 4 quả. Lấy ba vị thuốc đem rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào nồi thêm 3 bát nước đun sôi, sau 30 phút đập trứng chim câu vào, chia đều uống làm hai ngày, mỗi ngày một lần, trong vài tuần.
Bài 4: Bổ ích khí huyết, dưỡng tâm an thần: Long nhãn tươi 300g, đường kính trắng 500g, hai thứ bỏ vào chưng kỹ, để nguội cho vào lọ kín. Mỗi lần ăn 12-16g, ngày 2 lần.
Tuyển sinh đào tạo y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn
Bài 5: Bổ huyết, điều trị chứng thiếu máu, cơ thể suy nhược, thể trạng mệt mỏi, đoản hơi: Long nhãn 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần, uống ấm.
Bài 6: Tác dụng an thần, ích trí, trị chứng mất ngủ, trí nhớ suy giảm, hay quên, lo nghĩ quá nhiều dẫn đến tâm hồi hộp, loạn nhịp, hoa mắt, chóng mặt dùng long nhãn 16g, câu đằng 12g, toan táo nhân 10g, thục địa 16g.
Bài 7: Trường hợp tỳ hư, ăn uống tiêu hóa kém, không ngon miệng dùng bạch truật 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, ý dĩ nhân 10g, liên nhục 10g, phục thần 12g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 8: Dùng bài Quy tỳ thang: Nhân sâm 10g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, long nhãn 12g, toan táo nhân 12g, phục thần 12g, viễn chí 8g, mộc hương 6g, cam thảo 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2-3 lần, uống khi thuốc còn ấm. Tác dụng ích khí bổ huyết, kiện tỳ, dưỡng tâm