Chuyên Gia Dược Sài Gòn Giải Thích Nguy Cơ Của Bệnh Ho Ở Từng Lứa Tuổi

Ho là một phản xạ của cơ thể, nhằm tống các dị vật trong đường thở ra ngoài. Ở mức độ vừa phải, ho có tác dụng tốt. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài rất có thể là dấu hiêu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm

Ho là một phản xạ của cơ thể, nhằm tống các dị vật trong đường thở ra ngoài

Ho là một phản xạ của cơ thể, nhằm tống các dị vật trong đường thở ra ngoài

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh ho có đờm kéo dài là gì?

Theo chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, ho có đờm và kéo dài là triệu chứng của nhiều bệnh thuộc đường hô hấp gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Ho có thể đơn giản chỉ do cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amiđan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp. Tuy nhiên nó cũng có thể do giãn phế quản, lao phổi hay thậm chí là ung thư phổi. Bệnh nhân bị ho có đờm kéo dài nên đi khám tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân cụ thể.

Bệnh ho có lây không?

Bản chất bệnh ho là không lây, tuy nhiên nguyên nhân gây ho lại có thể lây. Chẳng hạn ho do nhiễm virus, khi bệnh nhân ho, virus sẽ theo dịch tiết đường hô hấp bắn ra ngoài và lây cho người khác. Các trường hợp ho do dị vật đường thở, hay bệnh giãn phế quản… ho sẽ không lây.

Bệnh ho có tự khỏi không?

Tuỳ vào nguyên nhân gây ho. Với các trường hợp viêm long đường hô hấp trên như trong nhiễm virus, ho có thể tự khỏi khi bệnh lui, trong khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên với các trường hợp ho kéo dài, hay ho ra máu, người bệnh không được chủ quan mà phải đi khám sớm để điều trị.

Ho khan là gì, ho ra đờm trắng, ho ra đờm xanh, ho ra máu là bệnh gì?

Ho khan là ho nhưng không có sự xuất tiết dịch đường hô hấp. Ho khan là triệu chứng thường gặp trong các trường hợp viêm hô hấp cấp như viêm họng hay viêm phế quản giai đoạn đầu. Ho có đờm gặp nhiều trong các trường hợp viêm họng, phế quản đã bước sang giai đoạn toàn phát. Ở giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn đường hô hấp, đờm có thể có màu trắng, rồi dần chuyển sang vàng và xanh. Khi đờm chuyển dần sang màu xanh, chất đờm đặc quánh, là dấu hiệu báo bệnh sắp lui.

Ho ra máu rất nguy hiểm, nó là dấu hiệu đặc trưng của lao phổi và ung thư phổi. Cả hai căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.

Bệnh ho ở người già là như thế nào?

Chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, có rất nhiều nguyên nhân gây ho ở người già. Các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giãn phế quản, hen suyễn… có thể gây ho kéo dài. Người già có hệ miễn dịch yếu nên ho cũng thường bị viêm họng các loại, gây ho.

Bệnh ho ở phụ nữ mang thai là như thế nào?

Ở phụ nữ mang thai, các yếu tố nội tiết thay đổi khiến mẹ bầu cũng có thể dễ dàng bị cảm lanh, nhiễm virus hơn. Cảm lạnh hay nhiễm virus có thể gây ra ho khan hoặc ho có đờm. bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ho thường gặp. Với mẹ bầu, để giảm ho có thể làm các cách như tăng cường không khí ấm và ẩm qua mũi, uống quất hấp mât ong, hay pha trà ấm hoà chút mật ong.

Bệnh ho ở trẻ em là như thế nào?

Với trẻ em, nguyên nhân gây ho hàng đầu là do nhiễm khuẩn hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…). Trẻ càng nhỏ, biểu hiện bệnh càng nặng và càng nguy hiểm. Nguyên nhân gây ho thứ 2 là hen phế quản. đặc điểm của ho do hen là ho nhiều về đêm, kèm theo khò khè. Một số trẻ trong độ tưởi từ 1-3 có thể ho do dị vật đường thở. Không nên chủ quan triệu chứng ho ở trẻ em.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

Bệnh ho do dị ứng thời tiết là như thế nào?

Ho do dị ứng thời tiết tuỳ thuộc vào cơ địa từng người. đây là bệnh thuộc hệ thống miễn dịch. Khi thời tiết thay đổi, niêm mạc đường hô hấp có thể phản ứng với các dị nguyên trong không khí, gây nên phản ứng viêm, gây phù nề, xuất tiết và ho.

Bệnh ho kéo dài là do đâu?

Tuỳ vào nguyên nhân mà thời gian ho có thể từ vài ngày đến hàng năm. Nếu do virus thông thường hay cảm lạnh, ho có thể chỉ kéo dài vài ngày đến 1 tuần. với các nguyên nhân mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,… ho có thể kéo dài hàng năm. Ho do lao phổi, khi điều trị hết lao ho cũng sẽ hết.

Điều trị bệnh ho như thế nào?

Điều trị ho cần tìm ra nguyên nhân cụ thể và điều trị theo nguyên nhân. Với các trường hợp ho do nguyên nhân lành tính như cảm lạnh hay nhiễm virus, các bạn có thể áp dụng các cách giảm ho dân gian như dùng các loại thảo dược an toàn.

  • Mật ong từ lâu đã được xem như một loại “kháng sinh tự nhiên”, có thê giảm ho bằng mật ong như sau: Quất chưng mật ong (hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện). Khi ăn, không nên ăn quá nhanh mà cần ngậm để nước ngấm vào cổ họng. Hoặc pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát chanh, hay trộn mật ong với ít nước chanh thêm chút gừng băm nhỏ và ngậm.
  • Một số trường hợp ho do nhiễm khuẩn hô hấp có thể dùng thuốc kháng sinh.

Trên đây là chia sẻ của chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn về bệnh ho, qua bài viết này hi vọng bạn đọc có được kiến thức trong việc phòng ngừa cũng như phát hiện và điều tị bệnh kịp thời

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *