Cùng Bác Sĩ Giảng Viên Trường Dược Sài Gòn Tìm Hiểu Bệnh Thông Liên Thất

Thông liên thất là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp, bệnh thường không xuất hiện triệu chứng khi lỗ thông nhỏ và chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh

Thông liên thất là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp

Thông liên thất là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp

Bài viết này hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Thông liên thất

Thông liên thất là bệnh gì?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông liên thất là một khiếm khuyết vách liên thất, là một bệnh tim bẩm sinh thường gặp. Lỗ thông xảy ra ở vách ngăn đôi hai tâm thất và cho phép máu chảy từ trái sang phải của tim. Máu giàu oxy sau đó bơm lên phổi thay vì đi khắp cơ thể, khiến tim làm việc nặng hơn.

Lỗ thông nhỏ có thể không gây triệu chứng, và một số lỗ nhỏ tự nó đóng lại. Thông liên thất vừa và lớn cần được sửa chữa sớm để ngăn ngừa biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh thông liên thất?

Thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh xảy ra ở giai đoạn hình thành sớm của tim, nhưng thường không có nguyên nhân rõ ràng. Môi trường và di truyền có thể đóng một vai trò. Thông liên thất có thể xảy ra đơn độc hay kết hợp với các dị tật tim khác.

Trong sự phát triển bào thai, thông liên thất xảy ra khi vách liên thất (vách ngăn giữa hai tâm thất) không hình thành.

Bình thường, tim phải bơm máu lên phổi để lấy oxy, tim trái bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Thông liên thất cho phép máu có oxy trộn lẫn với máu không oxy, làm tim hoạt động nặng hơn để cung cấp đủ oxy cho mô cơ thể.

Thông liên thất có thể đa dạng kích cỡ, và có thể hiện diện ở nhiều chỗ trên vách liên thất. Có thể có một hay nhiều lỗ thông liên thất.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh thông liên thất

Thông liên thất có thể xảy ra trong gia đình hay đôi khi cùng với các bệnh về di truyền khác như Hội chứng Down. Nếu con bạn có dị tật tim, một tư vấn viên về di truyền có thể bàn bạc về nguy cơ dị tật tim xảy ra ở đứa con kế tiếp.

Triệu chứng thường gặp của bệnh thông liên thất

Theo bác sĩ giảng viên tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, biểu hiện của khuyết tật tim nghiêm trọng thường xuất hiện ở những ngày/tuần/tháng đầu tiên khi trẻ sinh ra.

Các triệu chứng của thông liên thất ở trẻ có thể gồm:

  • Ăn ít, kém phát triển
  • Thở nhanh hay khó thở
  • Dễ mệt

Bác sĩ có thể không phát hiện dấu hiệu thông liên thất lúc lúc trẻ mới sinh. Nếu lỗ thông nhỏ, các triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi trẻ lớn. Các biểu hiện đa dạng phụ thuộc kích cỡ lỗ thông và sự kết hợp với các dị tật tim khác.

Bác sĩ có thể lần đầu phát hiện dị tật tim qua cuộc kiểm tra sức khỏe tổng quát khi họ nghe tiếng âm thổi ở tim, hay nhờ vào siêu âm tim.

Đôi khi bệnh không được phát hiện mãi cho đến khi người bệnh lớn lên. Các biểu hiện có thể bao gồm khó thở, nghe âm thổi ở tim.

Biến chứng thường gặp của bệnh thông liên thất

Cũng theo chuyên gia Trường Dược Sài Gòn, một lỗ thông liên thất nhỏ có thể không bao giờ gây rối loạn. Lỗ thông vừa đến lớn có thể gây nhiều bất thường từ nhẹ đến đe dọa tử vong. Điều trị có thể ngăn ngừa biến chứng.

  • Suy tim: Suy tim có thể tiến triển nếu lỗ thông vừa hay lớn không được điều trị.
  • Tăng áp phổi: Tăng lượng máu lên phổi vì thông liên thất gây áp lực máu cao ở động mạch phổi, gây tổn thương vĩnh viễn. Biến chứng này có thể gây ra sự đảo ngược lưu thông máu qua lỗ thông (Hội chứng Eisenmenger).
  • Viêm nội tâm mạc: Đây là biến chứng thường gặp.
  • Các vấn đề về tim khác: Có thể bao gồm bất thường nhịp tim và các vấn đề về van.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y Dược

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y Dược   

Phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh thông liên thất

Nhiều trẻ sinh ra với lỗ thông liên thất nhỏ sẽ không cần phẫu thuật để đóng lỗ. Sau sinh, bác sĩ có thể theo dõi con bạn và điều trị các triệu chứng trong khi chờ lỗ thông liên thất tự đóng lại.

Nhiều trẻ cần phẫu thuật sửa chữa thường được thực hiện trong năm đầu tiên. Trẻ và người lớn có lỗ thông vừa hay lớn có thể cần được phẫu thuật đóng lỗ. Trẻ có lỗ thông lớn dễ bị mệt lúc ăn, có thể cần bổ sung dinh dưỡng để giúp chúng phát triển.

Để điều trị bệnh Thông liên thất có thể áp dụng cách dùng thuốc và thủ thật.

Dùng Thuốc

Một số thuốc có thể bao gồm:

  • Giảm lượng dịch trong tuần hoàn và phổi. Làm như vậy giúp giảm lượng máu lẽ ra cần phải bơm đi.
  • Giữ nhịp tim ổn định.

Dùng Thủ thuật

Điều trị phẫu thuật cho thông liên thất bao gồm việc đắp lại lỗ thông bất thường giữa hai tâm thất. Các thủ thuật có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật sửa chữa: Thủ thuật được lựa chọn trong hầu hết các trường hợp thường liên quan đến phẫu thuật mở tim dưới gây mê toàn bộ. Bác sĩ sẽ dùng một miếng vá để đóng lỗ lại.
  • Thủ thuật catheter: Đóng lỗ thông liên thất trong quá trình đặt ống thông không đòi hỏi mở ngực. Bác sĩ sẽ luồn một ống vào tim, sau đó dùng một lưới có kích thước đặc biệt để đóng lỗ.
  • Phương pháp phẫu thuật kết hợp can thiệp nội mạch: Một thủ thuật kết hợp phẫu thuật và đặt ống thông. Đường đi vào tim thông qua một vết mổ nhỏ, và thủ thuật có thể được thực hiện mà không cần ngưng tim và sử dụng máy tim-phổi. Một thiết bị đóng lỗ liên thất qua ống catheter được đặt qua vết mổ.

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi định kì để đảm bảo lỗ liên thông đóng và để tìm kiếm các biến chứng. Tùy thuộc vào kích cỡ của lỗ thông và sự hiện diện của các vấn đề khác, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết bao lâu bạn hay con bạn cần đi tái khám.

Trên đây là chia sẻ của chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh về bệnh Thông liên thất, hi vọng qua bài viết bạn đọc có những thông tin cần thiết, giúp phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.