Bệnh viêm màng ngoài tim thường khởi phát triệu chứng rất đột ngột nhưng không kéo dài (cấp tính). Tuy vậy, khi các triệu chứng xảy ra thường xuyên, viêm màng ngoài tim sẽ chuyển từ dạng cấp tính sang mạn tính
Viêm màng ngoài tim là tình trạng lớp màng bao quanh tim cấu tạo từ tế bào có hiện tượng bị kích thích và sưng phồng lên
Bài viết này bạn đọc hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm màng ngoài tim một cách tri tiết nhất
Contents
Bệnh viêm màng ngoài tim là gì?
Chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, viêm màng ngoài tim là tình trạng lớp màng bao quanh tim cấu tạo từ tế bào có hiện tượng bị kích thích và sưng phồng lên, tình trạng này là nguyên nhân của triệu chứng đau ngực cũng như các triệu chứng khác. Khi các lớp màng tim bị kích thích, cọ xát vào nhau sẽ gây ra tình trạng đau thắt ngực ở người bệnh.
Đa số người mắc bệnh ở thể nhẹ và có thể không cần đến can thiệp y khoa. Ở những trường hợp nặng hơn, việc điều trị có thể là thuốc, hoặc ngay cả phẫu thuật can thiệp. Cho nên việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng lâu dài của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng ngoài tim
Ở tình trạng bình thường, giữa hai lớp màng ngoài tim sẽ có một lớp dịch bôi trơn tránh tình trạng cọ xát. Còn khi có tình trạng viêm màng ngoài tim, hai lớp màng sưng lên có tình trạng cọ xát, gây ra hiện tượng đau ngực.
Nguyên nhân của bệnh thường rất khó xác định. Thông thường bác sĩ có thể không tìm ra được nguyên nhân (bệnh tự phát) hay chuyển hướng sang nguyên nhân nhiễm trùng.
Viêm màng ngoài tim có thể tiến triển từ từ sau một cơn đau tim, từ các kích thích của lớp cơ tim bị tổn thương. Ngoài ra, dạng viêm màng ngoài tim tiến triển chậm có thể xuất hiện sau một cơn đau tim hay một cuộc phẫu thuật tim.
Các nguyên nhân khác có thể kể đến:
- Bệnh tự miễn: như bệnh lupus ban đỏ hay bệnh thấp khớp.
- Chấn thương: Có ảnh hưởng đến tim, ngực sau tai nạn giao thông hay các tai nạn khác.
- Các rối loạn của tim: Bao gồm suy thận, AIDS, lao hay ung thư
- Do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm màng ngoài tim, tuy nhiên rất ít gặp.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim được phân loại thành nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và thời gian kéo dài của các triệu chứng. Viêm màng ngoài tim cấp thường kéo dài dưới 3 tuần, trong khi viêm màng ngoài tim kéo dài có thể lâu hơn, khoản 4 tới 6 tuần và nhưng không kéo dài quá 3 tháng.
Dạng viêm màng ngoài tim tái diễn xuất hiện ở tuần thứ 4 tới thứ 6 sau khi trải qua tình trạng viêm màng ngoài tim cấp tính và không xuất hiện triệu chứng trong suốt 4-6 tuần đó. Dạng viêm màng ngoài tim mạn tính được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài quá 3 tháng.
Khi bạn có tình trạng viêm màng ngoài tim cấp tính, triệu chứng quan trọng nhất là một cơn đau nhói và có tính đột ngột sau xương ức hoặc ngực trái. Tuy nhiên, những người đã trải qua viêm màng ngoài tim cấp tính lại mô tả cơn đau của họ là âm ỉ, nhức, có cảm giác nặng ngực và độ đau không giống nhau.
Cơn đau ngực do viêm màng ngoài tim cấp có thể lan sang vai trái hay vùng cổ. Hoặc đau nhiều hơn khi ho, nằm hoặc hít thở sâu. Ở trạng thái đứng hay cúi người thường góp phần làm dịu cơn đau. Một điểm cần lưu ý là đôi lúc rất khó phân biệt giữa cơn đau ngực do viêm màng ngoài tim hay cơn đau xuất hiện khi bị đau tim.
Viêm màng ngoài tim mạn tính thường kèm theo tình trạng nhiễm trùng mạn tính và có thể dẫn đến tình trạng tràn dịch màng ngoài tim (pericardial effusion). Triệu chứng thường gặp của viêm màng ngoài tim mạn là đau ngực.
Dựa vào phân loại, dấu hiệu và triệu chứng của viêm màng ngoài tim bao gồm như sau:
- Cơn đau đột ngột, nhói lên ở giữa ngực hay ngực trái, và thường đau nhiều hơn khi hít vào.
- Khó thở khi nằm
- Đánh trống ngực
- Sốt nhẹ
- Tổng trạng yếu, kèm mệt mỏi
- Ho
- Phù ở chân hay bụng
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh đào tạo Cao đẳng Y Dược
Phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh viêm màng ngoài tim
Điều trị viêm màng ngoài tim phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như độ nặng của bệnh. Các ca viêm màng ngoài tim thể nhẹ có thể không cần điều trị.
Biện pháp dùng thuốc
Sử dụng thuốc nhằm giảm đau và tình trạng sưng phù do viêm màng ngoài tim, bao gồm:
- Giảm đau: Các cơn đau do viêm màng ngoài tim thường đáp ứng tốt với các thuốc giảm đau không cần kê toa. Các thuốc này cũng giúp giảm tình trạng viêm. Ngoài ra các thuốc giảm đau mạnh cũng có thể được sử dụng cho bệnh nhân.
- Thuốc kháng viêm: thường được kê cho tình trạng viêm màng ngoài tim cấp hay điều trị triệu chứng tái lại.
- Nếu thuốc giảm đau hay kháng viêm không đáp ứng, hay bạn có các triệu chứng tái lại, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc steroid.
Tình trạng viêm màng ngoài tim cấp chỉ diễn ra trong vài tuần, tuy nhiên các dạng khác có thể xuất hiện sau đó. Một số bệnh nhân bị viêm màng ngoài tim có hiện tượng tái lại sau nhiều tháng.
Khi tình trạng nhiễm trùng là nguyên nhân cũa viêm màng ngoài tim, việc điều trị bằng kháng sinh và dẫn lưu dịch là cần thiết.
Trên đây là chia sẻ của chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh về bệnh viêm màng ngoài tim, hi vọng qua bài viết bạn đọc có những thông tin cần thiết, giúp phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.