Tìm Hiểu Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Mệt Mỏi Và Cách Điều Trị

Mệt mỏi là triệu chứng mà nhiều người gặp phải. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra tình trạng mệt mỏi và cách điều trị như thế nào?

Người mắc hội chứng mệt mỏi có cảm giác thiếu năng lượng và động lực

Người mắc hội chứng mệt mỏi có cảm giác thiếu năng lượng và động lực

Mệt mỏi là bệnh gì?

Mệt mỏi được mô tả là tình trạng một người có cảm giác thiếu năng lượng và động lực (cả về thể chất lẫn tinh thần). Đây là một triệu chứng và không phải là một căn bệnh. Điều này khác với buồn ngủ, một thuật ngữ mô tả sự cần thiết phải ngủ. Nhiều người có thể xảy ra cả 2 triệu chứng này. Ngoài buồn ngủ, các triệu chứng khác có thể bị nhầm lẫn với mệt mỏi bao gồm khó thở khi hoạt động hay yếu cơ. Một lần nữa, tất cả các triệu chứng này có thể xảy ra cùng một lúc.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rõ rằng mệt mỏi là một phản ứng bình thường đối với hoạt động thể chất và tinh thần. Mệt mỏi xảy ra ở hầu hết mọi người và nó nhanh chóng giảm bớt (thường là trong vài giờ đến khoảng một ngày) bằng cách nghỉ ngơi.

Nhiều bệnh tật có thể dẫn đến sự mệt mỏi và chúng có thể là thể chất, tâm lý, hoặc kết hợp cả hai. Các chuyên gia Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, thông thường, các triệu chứng mệt mỏi khởi phát dần dần và người đó không phát hiện ra cho đến khi họ nhận thấy rõ ràng sự khác biệt. Họ có thể cho rằng sự mệt mỏi của họ là do lão hóa và bỏ qua các triệu chứng. Điều này có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc tìm kiếm sự chăm sóc.

Những người bị mệt mỏi thường có 3 mô tả về tình trạng của mình, tuy nhiên nó có thể khác nhau ở mỗi người:

  • Có thể thiếu động lực hoặc khả năng bắt đầu một hoạt động
  • Nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi sau khi bắt đầu hoạt động
  • Người bị mệt mỏi về tinh thần hoặc khó tập trung để bắt đầu hoặc hoàn thành một hoạt động.

Trong khi mệt mỏi có thể kéo dài trong một thời gian dài có thể gây mệt mỏi mạn tính. Mệt mỏi mạn tính được chẩn đoán khi có dấu hiệu mệt mỏi ít nhất 6 tháng đồng thời có ít nhất 4 trong các triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Giảm trí nhớ hoặc thiếu tập trung
  • Viêm họng
  • Các hạch bạch huyết sưng to ở cổ hoặc nách
  • Đau cơ hoặc đau khớp không rõ nguyên nhân
  • Nhức đầu
  • Giấc ngủ không ngon
  • Tình trạng kiệt sức cực kéo dài hơn 24 giờ sau khi tập luyện thể chất hoặc tinh thần

Có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi

Có nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi

Nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi là do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mỏi mệt. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi mà các bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ:

Rối loạn nội tiết, chuyển hóa

  • Thiếu máu
  • Suy giáp
  • Đái tháo đường
  • Rối loạn điện giải gặp trong các bệnh lý về gan, thận, hội chứng cushing, …

Nhiễm trùng

  • Nhiễm vi khuẩn: viêm phổi, viêm họng, viêm nhiễm đường tiết niệu,…
  • Nhiễm virus: cảm cúm, HIV, viêm gan B,…
  • Nhiễm kí sinh trùng: sán lá gan, giun đũa, giun móc, giun kim, …

Các bệnh lý về hô hấp tuần hoàn

  • Suy tim
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh tim và van tim
  • COPD
  • Hen phế quản
  • Viêm phổi

Do tác dụng phụ của thuốc

  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc an thần
  • Thuốc kháng histamin
  • Coticoid
  • Thuốc hạ huyết áp

Sức khỏe tâm thần

  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Tự kỷ
  • Tâm thần phân liệt
  • Lạm dụng rượu bia
  • Rối loạn ăn uống
  • Rối loạn giấc ngủ gặp trong trào ngược dạ dày thực quản, chứng mất ngủ, chứng ngủ rũ,mang thai, …

Vấn đề dinh dưỡng

  • Thiếu vitamin B12
  • Thiếu vitamin D
  • Thiếu axit folic
  • Thiếu sắt

Một số bệnh khác như:

  • Ung thư
  • Thấp khớp: viêm khớp dạng thấp, lupus
  • Nhược cơ
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Béo phì
  • Hóa xạ trị trong điều trị

Chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tư vấn điều trị bệnh

Chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn tư vấn điều trị bệnh

Triệu chứng thường gặp của tình trạng mệt mỏi là gì?

Mệt mỏi là một triệu chứng được mô tả chủ quan của người bệnh theo nhiều cách: yếu, thiếu năng lượng, chán nản, không có động lực, … Ngoài ra, mệt mỏi có thể đi kèm với một số triệu chứng như:

  • Đau nhức cơ bắp
  • Sự thờ ơ và thiếu động lực
  • Buồn ngủ ban ngày
  • Khó tập trung hoặc học các nhiệm vụ mới
  • Các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, táo bón và tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Khó chịu và ủ rũ
  • Thời gian phản hồi chậm
  • Giảm thị lực
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Ê ẩm toàn thân
  • Giảm trí nhớ
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Gầy sút
  • Hay cáu gắt
  • Lo lắng
  • Chán ăn
  • Buồn ngủ nhiều
  • Run tay chân

Làm thế nào để phòng chống mệt mỏi hiệu quả?

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy cùng một lúc mỗi ngày, ngay cả vào những ngày nghỉ.
  • Đặt nhiệt độ phòng ngủ ở mức thoải mái.
  • Đảm bảo căn phòng tối và yên tĩnh.
  • Tránh thời gian sử dụng màn hình một giờ trước khi ngủ, vì ánh sáng và âm thanh từ TV hoặc màn hình máy tính có thể kích thích hoạt động của não, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Tránh ăn trong vòng 90 phút hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ.
  • Tắm nước ấm hoặc nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí của mình trước những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng trước khi đi ngủ.

Thói quen ăn uống

  • Ăn các bữa ăn nhỏ.
  • Ăn đồ ăn nhẹ có ít đường.
  • Tránh thức ăn vặt và theo một chế độ ăn uống cân bằng.
  • Tiêu thụ nhiều trái cây tươi và rau quả.
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và caffein, nhất là vào buổi chiều và buổi tối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *