Khi đầu ngón tay bị lột da gây bóng tróc sẽ khiến làn da trở nên sần sùi khô ráp, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Vậy lột da ở đầu ngón tay là mắc bệnh gì?
Contents
ĐẦU NGÓN TAY BỊ LỘT DA LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GÌ?
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, vùng da ở đầu ngón tay rất nhạy cảm do phải chịu nhiều tác động từ các yếu tố bên ngoài, nên rất dễ mắc các bệnh về da liễu. Khi bạn bị lột da ở đầu ngón tay, Dưới đây là một số bệnh có thể bạn đã mắc phải:
- Bệnh á sừng: Đây là tình trạng lớp sừng đang chuyển hóa dở dang, chúng thường được gọi là sừng non, sừng bở, sừng tạp. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ bị tróc da ở đầu ngón tay, nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ gây nhiễm khuẩn, sưng tấy.
- Chàm eczama tay: Bệnh chàm eczama tay còn được gọi là viêm da bàn tay. Bệnh có thể do di truyền hoặc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chất kích thích. Nếu có dấu hiệu nặng sẽ xuất hiện những mảng bong tróc ở đầu ngón tay, viêm nhiễm sưng tấy và gây ngứa.
- Phá hủy da: Xóa da tẩy tế bào chết là một tình trạng phổ biến khi da bị lão hóa, thường xảy ra vào mùa hè và ảnh hưởng đến những người trưởng thành trẻ tuổi. Các vết lở loét khi xuất hiện ở đầu các ngón tay sau đó vỡ ra gây bong tróc. Những vùng này sẽ trở nên đỏ, khô, nứt nhưng không gây ngứa ngáy.
- Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến là một loại bệnh tự miễn dịch, hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Bệnh vẩy nến gây ra những mảng đỏ, viêm da thường xảy ta ở khuỷu tay, đầu gối, da đầy và lưng và ngón tay. Khi bệnh vẩy nến chuyển biến nặng, vùng da nhiễm bệnh sẽ bị sưng vù với những triệu chứng tồi tệ hơn do các yếu tố như chấn thường, căng thẳng, chế độ ăn uống.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Bệnh xảy ra khi tiếp xúc với một số chất gây dị ứng như nickel. Ngoài ra, một số chất độc tự nhiên như cấy đinh hương độc, sồi độc,… cũng có tác dụng tương tự. Bệnh thường xuất hiện ở tay, mặt, môi. Ban đầu sẽ xuất hiện mụn nước, tiết dịch còn khi chuyển sang mãn tính sẽ làm khô và bong tróc da.
- Viêm da cơ địa: Đây là một loại bệnh mãn tính, khi bước sang giai đoạn nặng sẽ xuất hiện những đám sẩn đỏ, bong vảy và rối loạn sắc tố da. Bệnh gây ngứa nên nếu gãi sẽ gây tróc da ở các đầu ngón tay.
NGUYÊN NHÂN GÂY LỘT DA Ở ĐẦU NGÓN TAY LÀ DO ĐÂU?
Rửa tay thường xuyên: Thường xuyên rửa tay với xà phòng giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cho lớp dầu bảo vệ da bị mất đi. Khiến da không giữ được độ ẩm, dẫn đến khô da bong tróc hoặc viêm da xà phòng.
Khí hậu: Thời tiết hanh khô cũng là nguyên nhân khiến da bị mất nước gây bong tróc, lột da. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến vào thời tiết mùa đông khô, đặc biệt là những người không đeo găng tay ấm khi đi ra ngoài trời.
Cháy nắng: Phơi nắng quá nhiều khiến da bị tổn thương. Tia cực tím làm cho da bị đỏ, đau rát và bắt đầu lột da. Hầu hết những vết bỏng da do cháy nắng đều nhẹ và có thể được giải quyết nhanh chóng trong một tuần.
Hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học như xà phòng, bột giặt, nước rửa bát, nước giặt,…Những chất này ảnh hưởng đến các tế bào da, gây khô và lột da tay. Lúc này lớp sừng có chức năng bảo vệ đã bị bong đi khiến cho da rất mẫn cảm và dễ bị kích ứng.
Một số nguyên nhân khác: rối loạn thần kinh thực vật, đổ mồ hôi tay nhiều, chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng,…cũng có thể gây lột da ở đầu ngón tay.
CÓ NHỮNG CÁCH NÀO XỬ LÝ KHI ĐẦU NGÓN TAY BỊ LỘT DA?
Theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, điều trị lột da ở đầu ngón tay sẽ không phức tạp nếu phát hiện sớm và nhanh chóng điều trị. Lúc này bạn chỉ cần kiêng tiếp xúc với tác nhân gây bong da, hạn chế để cơ thể mất nước và sử dụng các biện pháp dưỡng ẩm thì tình trạng này nhanh chóng bị đẩy lùi, không gây ảnh hưởng lớn đến làn da.
Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp chăm sóc da đúng cách và điều trị khi đang ở mức độ nhẹ. Khiến da bị viêm nhiễm, chuyển biến nặng với những biến chứng phức tạp hơn thì quá trình điều trị bệnh không còn đơn giản nữa.
Vì vậy, khi đầu ngón tay bị lột da, bạn nên có các biện pháp xử lý và điều trị nhanh chóng, tránh để chuyển biến nặng gây phức tạp cho quá trình điều trị.
Việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân gây lột da để có các biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.
Tránh tiếp xúc các hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, kim loại gây dị ứng như chì, crôm,… Nên đeo tất thường xuyên để hạn chế mất nước qua thượng bì, làm da đỡ khô.
Giữ cho da luôn sạch, có các biện pháp dưỡng ẩm cho làn da, giúp da dịu nhẹ, bớt viêm và rát vào mùa khô.
Nếu da bị bong nhiều, bạn có thể sử dụng một số chế phẩm như Elomet, Flucinar, Fucicort, Synalar, Gentrisone khoảng 2 – 3 tuần để giảm bớt tình trạng trên. Sau đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm làm ẩm da như vitamin E.
Hạn chế tắm với nước nóng, sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da, sử dụng những loại sữa tắm dịu nhẹ tránh gây kích ứng với da.
Bổ sung vitamin cho cơ thể từ các nguồn thực phẩm tươi sạch, uống nhiều nước giúp hỗ trợ cung cấp độ ẩm cho da.