Ghẻ ngứa là bệnh do nhiễm ký sinh trùng cái ghẻ, đây là một loại bệnh mang tính lây truyền cao. Điều trị bệnh ghẻ ngứa bằng thuốc tây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất
Hãy theo dõi bài viết sau đây để cùng tham khảo các loại thuốc trị bệnh ghẻ ngứa hiệu quả nhất từ chia sẻ của các Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
Contents
NHỮNG THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ BỆNH GHẺ NGỨA
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bệnh ghẻ ngứa là bệnh rất dễ lây lan từ người này sang người khác do việc người bệnh sử dụng chung chăn màn, quần áo, khăn mặt. Tác nhân chủ yếu gây bệnh ghẻ ngứa là do cái ghẻ. Cái ghẻ hình bầu dục, có kích thước rơi vào khoảng 0,2 – 0,4mm và gần như không thể nhìn thấy bằng mắt thường, trông giống con rùa 8 chân qua kính hiển vi. Dòng đời của ghẻ ký sinh ở trên và trong da của con người. Cái ghẻ chủ yếu hoạt động về đêm, xâm nhập vào lớp sừng của thượng bì, đào hầm (rãnh ghẻ) và đẻ trứng. Phải mất ít nhất 2 tuần để cái ghẻ hoàn thành dòng đời của mình là từ trứng đến trưởng thành.
Đối với những người mới lần đầu bị ghẻ ngứa, bệnh nhân không có biểu hiện ngứa trong vòng 2 tuần đầu. Còn đối với những người tái bệnh ghẻ thì da sẽ thường xuyên bị ngứa ngay khi bị cái ghẻ xâm nhập vào da.
Nguyên nhân gây bệnh
Ghẻ ngứa là bệnh chỉ gây ngoài da, và là bệnh rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác.
Bệnh lây truyền qua sống chung, bắt tay, quan hệ tình dục…Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc như vật dụng cầm tay, quần áo, giường, chiếu, chăn, màn, mặc chung quần áo…Đây là một trong những yếu tố được liệt vào danh sách nguyên nhân gây bệnh ghẻ ngứa là gì. Bệnh ghẻ ngứa lây truyền chủ yếu trong phạm vi gia đình do sự tiếp xúc thường xuyên và khó tránh khỏi
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Biểu hiện của bệnh ghẻ ngứa là xuất hiện các mụn nước nhỏ ở kẽ tay, bàn tay và ngón tay, bẹn vùng thắt lưng… Đối với người lớn, thường tập trung ở một số các bộ phận trên cơ thể còn với trẻ em thì mụn ngứa mọc khắp người. Bệnh ghẻ ngứa nhiều nhất về ban đêm.
Người bệnh bị ngứa, gãi nhiều, gây xước da làm nhiễm khuẩn, viêm da và có thể gây biến chứng viêm cầu thận
Bệnh ghẻ ngứa thường tái phát theo chu kỳ sinh trưởng của cái ghẻ do chưa được điều trị ghẻ đúng phương pháp. Vì thế, người bệnh lầm và cố gắng tìm nhiều phương pháp chữa trị khác nhưng vẫn không hết ngứa, sau đó sẽ bị chuyển sang giai đoạn có biến chứng.
BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI BỊ GHẺ NGỨA
Bệnh ghẻ ngứa do cái ghẻ gây ra, lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc như vật dụng cầm tay, quần áo, giường, chiếu, chăn, màn, mặc chung quần áo…, vì thế người bệnh cần tránh tiếp xúc với những tác nhân này.
Bên cạnh đó, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều sau:
Chế độ ăn uống
Người mắc bệnh ghẻ ngứa nên kiêng một số loại thực phẩm giàu axit amin arginine: theo các nghiên cứu, loại thực phẩm này thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Vì thế trong quá trình cách chữa bệnh ghẻ ngứa, bạn cần kiêng ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, những loại hạt cây, sô cô la, mầm lúa mì, yến mạch, bột mì trắng, dừa và gelatin…
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc sẽ làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, làm gia tăng nguy cơ phát triển các loại bệnh nhiễm trùng, đồng thời khiến các vết thương lâu lành hơn.
- Chất béo: các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng làm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy càng trở nên trầm trọng hơn, đồng thời khiến các tổn thương do bệnh ghẻ ngứa gây ra lâu lành hơn. Vì thế, các loại đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ chính là những thực phẩm hàng đầu nằm trong danh sách “ thực phẩm cần kiêng khi bị bệnh ghẻ ngứa là gì?
- Hạn chế sử dụng các loại ngũ cốc là cách phòng bệnh và chữa bệnh ghẻ ngứa tốt nhất.
- Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia vì rượu, bia sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch làm virus của bệnh ghẻ ngứa lây lan nhanh hơn.
Sinh hoạt hàng ngày
Tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian như đắp các loại lá thuốc nam… Làm như vậy không những không chữa được bệnh mà còn có thể kéo theo nguy cơ gây loét, bội nhiễm và kích ứng da…
Không được gãi vì gãi sẽ để lại sẹo và sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.
NHỮNG LOẠI THUỐC CHỮA BỆNH GHẺ NGỨA HIỆU QUẢ
Cũng theo các bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, bệnh ghẻ là một trong những căn bệnh về da khiến người bệnh vô cùng khó chịu, phiền phức, gây mất thẩm mỹ, do trên da xuất hiện nhiều mụn nước, gây ngứa ngáy, lâu ngày có thể bội nhiễm dẫn đến viêm da. Chính vì thế, bất kể người bệnh nào khi bị bệnh ghẻ cũng muốn nhanh chóng tìm ra cách chữa bệnh ghẻ hiệu quả nhất. Và thuốc trị ghẻ là phương pháp được nhiều người lựa chọn.
Nguyên tắc sử dụng thuốc trị ghẻ hiệu quả
- Bệnh nhân cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
- Điều trị đồng thời cả người bệnh và những người liên quan cùng sống trong một môi trường.
- Kết hợp sử dụng vừa uống thuốc, vừa bôi thuốc. Nên bôi thuốc trị ghẻ vào buổi tối, trước khi đi ngủ, bôi liên tiếp trong 3 ngày mới tắm giặt quần áo.
- Tuyệt đối không dùng thuốc có hại cho cơ thể để chữa bệnh ghẻ.
- Dù có ngứa, cũng không nên cào, gãi khiến da tổn thương và lở loét.
Một số loại thuốc trị ghẻ hiệu quả
Mỡ diêm sinh: Dùng 10% cho trẻ em, 30% cho người lớn. Sau khi tắm, lau khô vết thương và bôi thuốc trị ghẻ này vào vùng da bị ghẻ. Cách 24h bôi một lần, hết ngày thứ 3 thì tắm sạch bằng xà phòng, giặt quần áo
Dầu Benzyl benzoat 33%: Với dầu này, cách chứa bệnh ghẻ nhanh nhất là không nhất thiết bạn phải tắm trước khi bôi. Bôi thuốc lên vùng tổn thương trừ đầu và mặt, cách lần thứ hai sau 20 phút, các lần tiếp theo có thể bôi thêm sau 24h. Đến ngày thứ 3 tắm lại bằng xà phòng và nước nóng, thay quần áo. Thực hiện liên tục điều trị như lộ trình trên cho đến khi lành bệnh
Dầu DEP (DiEthylPhtalat): Đây là chất lỏng không màu, không mùi, sánh, tuyệt đối không gây kích ứng da, và gây bẩn quần áo. Khi bôi bạn chỉ bôi lên vết thường, không bên lên vùng xung quanh, không bôi lên niêm mạc và để dính vào mắt. Bôi lên vùng bị ghẻ một ngày 2-3 lần cả vào ban đêm. Cần thực hiện liên tục 3 ngày, sau đó mới tắm sạch sẽ, giặt quần áo. Cách chữa bệnh ghẻ này khá hiệu quả.
Kem Eurax trị ghẻ và sẩn ngứa: Đây là thuốc trị ghẻ có tác dụng trị ngứa, diệt cái ghẻ. Bạn nên dùng với liều lượng: Ngứa bôi 2 – 3 lần/ngày, ghẻ bôi 1 lần vào buổi tối trong 2 – 3 ngày; lưu ý chỉ bôi một lớp mỏng, tắm trước khi bôi, tuyệt đối không dùng nếu bệnh ngoài da chảy nước, mẫn cảm. Tuy nhiên không dùng thuốc cho người mang thai, trẻ dưới 30 tháng tuổi. Khi dùng dung dịch hoặc kem Kwell, chỉ cần bôi 1 – 2 lần. Nếu bị ghẻ nhiễm khuẩn thì bạn nên bôi thêm thuốc màu, để chống nhiễm khuẩn. Điều trị viêm da khi bị ghẻ da hóa.
Các bác sĩ chuyên khoa phòng khám da liễu ở hà nội nhận định rằng, bên cạnh việc dùng thuốc trị ghẻ tại chỗ, bạn nên dùng một số thuốc toàn thân như thuốc kháng hisramin, vitamin B, C. Dù dùng phương pháp nào điều trị thì cũng cần điều trị đồng thời cả người bệnh và người liên quan để tránh việc lây lan bệnh.