Chốc lở ngoài da là căn bệnh nhiễm khuẩn thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm bởi vậy việc nhận biết và phát hiện bệnh sớm là rất cần thiết
Bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau để được các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh chốc lở ngoài da!
Contents
BỆNH CHỐC LỞ NGOÀI DA
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chốc lở (tên tiếng Anh là Impetigo) là bệnh nhiễm trùng da do cầu khuẩn Streptococcus hoặc Staphylococcus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong các vùng vệ sinh kém. Những vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện những đám da rộp đỏ, có bóng nước khi vỡ ra sẽ thành loét. Bệnh có thể lan rộng hoặc diễn tiến đến nhiễm trùng huyết nếu không được điều trị kịp thời.
Chốc lở là nhiễm trùng rất dễ lây, gây đau và làm xuất hiện những vết loét trên da. Những vết loét đỏ có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Trong một số trường hợp chúng thường đặc biệt xuất hiện xung quanh mũi, miệng, trên bàn tay và bàn chân. Một khi vỡ, chất lỏng sẽ chảy ra và sau đó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân của bệnh chốc lở. Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn khi bạn tiếp xúc với các vết loét hoặc các chất lỏng bị ô nhiễm từ mụn nước của người nhiễm bệnh.
Một trong hai loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở là liên cầu khuẩn (Streptococcus) hoặc tụ cầu khuẩn (Staphylococcus). Do các vấn đề về da như chàm, nhiễm độc cây thường xuân, côn trùng cắn, vết bỏng hoặc vết cắt, da của bạn sẽ bị tổn thương, các vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể thông qua các vi tổn thương đó dù cho các tổn thương đó không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Sau khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng làm cho da dưới mũi bị thô, trẻ em có thể mắc bệnh chốc lở. Trong một số trường hợp, bệnh chốc lở vẫn có thể xảy ra trên làn da hoàn toàn khỏe mạnh.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh
Chốc lở là một trong các bệnh về da phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Chốc lở hiếm khi xảy ra ở người lớn. Nếu có thì chốc lở sẽ xảy ra sau những bệnh về da hay nhiễm trùng thường phổ biến hơn ở nam giới. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết.
Cũng theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều yếu tố có thể gây nên bệnh chốc lở, chẳng hạn như:
- Tuổi tác: trẻ em từ 2 đến 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh chốc lở cao nhất;
- Sống ở nơi dân cư đông đúc: điều kiện đông đúc làm bệnh dễ lây lan từ người này sang người khác, chẳng hạn như trong trường học và các cơ sở chăm sóc trẻ em;
- Thời tiết ấm, ẩm: đây là loại thời tiết tạo điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển và lây lan. Vì vậy, trong mùa hè, bạn có nguy cơ cao bị mắc bệnh chốc lở;
- Cấu trúc da bị phá vỡ: vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết thương da hoặc thậm chí là các tổn thương mà ta không thể nhìn thấy.
Triệu chứng thường gặp của bệnh
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chốc lở thông thường là:
- Vết loét đỏ và mụn nước nhanh chóng bị vỡ, chảy ra dịch trong một vài ngày và sau đó tạo thành một lớp vỏ màu vàng nâu phía trên;
- Các vết loét da quanh mũi, miệng hoặc các khu vực khác;
- Ngứa và đau nhức;
- Trong trường hợp nặng, sang thương trở thành vết loét sâu;
- Sưng hạch bạch huyết gần vị trí nhiễm trùng.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ thể của mỗi người phản ứng rất khác nhau. Hãy thảo luận với bác sĩ về tình trạng bệnh của bạn để tìm ra giải pháp điều trị tối ưu nhất.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CHỐC LỞ NGOÀI DA
Bạn có thể điều trị bệnh chốc lở bằng cách sử dụng một loại thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh mà bạn có thể bôi trực tiếp lên các khu vực bị nhiễm bệnh. Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải loại bỏ vảy bằng cách ngâm vùng da bệnh trong nước ấm hoặc đắp gạc ướt. Một khi vảy được loại bỏ, các kháng sinh có thể xâm nhập vào da tốt hơn.
Bạn có thể dùng kháng sinh đường uống khi bạn có rất nhiều vết lở loét mà bạn không thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kem trên tất cả các vết loét. Điều quan trọng là bạn phải dùng đủ liều thuốc điều trị ngay cả khi các vết loét đã lành. Nếu bạn ngừng sử dụng do thấy tất cả mọi thứ đã ổn, chốc lở sẽ tái phát và xảy ra tình trạng đề kháng sinh.