Sinh viên mới ra trường không làm được việc nhưng cứ ba hôm lại dỗi sếp doạ nghỉ

Nay đây mai đó, công việc không cố định đó là thực trạng chung của nhiều người trẻ hiện nay. Sinh viên mới ra trường mang nhiệt huyết đi làm nhưng khi về nhà lại ôm than phiền áp lực rồi muốn nghỉ ngay.

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường cứ thấy áp lực tý là đòi nghỉ việc

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường cứ thấy áp lực tý là đòi nghỉ việc

Nhiều bạn sinh viên mới ra trường có tư tưởng rằng nếu không xin được chỗ này thì ta xin chỗ kia, không làm được chỗ này thì ta nghỉ kiếm chỗ khác ta làm. Có thể việc bao la đó nhưng làm vậy liệu bạn có từng nghĩ rằng cái mục đích cuối cùng mình hướng đến làm sao đạt được.

Bằng những lý do trên trời dưới đất nào đó bất thình lình ập xuống, nhiều người trẻ, sinh viên mới ra trường sẵn sàng quay ngoắc 360 độ từ một người có nhiệt huyết, hăng say với công việc trở nên trì trệ thậm chí là chán nản đòi nghỉ việc ngay. Thế nhưng dù rút ra bao nhiêu kinh ngiệm qua sách vở qua những người đi trước tình trạng này vẫn diễn ra, thậm chí là ngày càng nhiều và trở nên đáng lo ngại.

Mới đây chia sẻ một đoạn tin nhắn giữa hai bạn sinh viên mới mới ra trường đi làm trở thành đề tài bàn tán xôn xao bởi câu chuyện liên quan tới áp lực công việc. Chàng trai than thở với bạn mình rằng:

“Tao áp lực quá

Tao muốn bỏ hết về quê,

Sống cuộc sống nhẹ nhàng bình yên với đồng ruộng vườn tược,

Bỏ hết tất cả sau lưng? Được không?”

Cũng may mắn thay, bạn của anh chàng này lại là một người tinh tế, anh chàng đã giảng giải nguyên một đoạn “tế văn” để bạn mình thức tỉnh. Bởi muốn có một cuộc sống bình yên như cậu bạn mong muốn thì buộc anh ta phải có nguồn vốn đầu tư và đương nhiên tất cả vẫn là liên quan tới tiền. Chỉ khi nào anh ta nhìn nhận công việc nào cũng có khó khăn riêng, cũng có những áp lực bắt buộc phải trải qua thì bạn mới tiếp tục cố gắng mà làm tốt công việc hiện tại. Cũng nhờ câu trả lời của bạn mình mà chàng trai trên sau đó đành ngậm ngùi “tao đi rửa mặt rồi làm nốt báo cáo”.

Vậy tại sao chúng ta, mỗi người trẻ lại không ngồi suy nghĩ lại mọi thứ. Hãy tự mình cảm nhận tại sao người ta làm được mà mình không thể, hay tại sao bạn chưa đi dẫn lối suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực hơn. Đó là việc các sếp lớn vẫn hay dạy chúng ta, cách mà hoàn cảnh buộc chúng ta phải tự trưởng thành tự hoàn thiện bản thân.

Thử nghĩ xem, bạn giận dỗi về bàn viết đơn xin nghỉ. Ngay khi email được gửi đi, câu trả lời ngắn gọn của sếp mà bạn nhận được là: “Ừ!”

Bạn nhếch mép, nghĩ: “Rồi để xem ông ta tìm được ai thay thế mình, ông ta là một người không biết giữ chân nhân tài.”

Thực tế là họ sẽ không ngại để bạn ra đi bởi ngoài kia biết bao người vẫn đang chờ bạn nghỉ để nhảy vào làm thay vị trí đó. Sếp vốn là người từng trải, họ biết thứ gì cần và thứ gì không cần cho sự phát triển của công ty họ.

Bạn có vô số lý do để giải thích cho hành động nhất thời của mình, nhưng trên hết hãy cùng Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đọc kỹ những bài học dưới đây bạn có thể thức tỉnh được rằng, đừng hở tý lại “em xin nghỉ việc”.

Nếu hôm nay tức vì bị sếp chửi do KPIs không đạt kết quả?

Chỉ tiêu hay KPI thực sự là một trong những “cơn ác mộng” của mỗi nhân viên khi đi làm, đặc biệt là với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, việc đạt được đủ số lượng KPI do cấp trên đề ra đã rất khó huống chi là đầu tư thêm thời gian đảm bảo chất lượng cho mỗi chỉ tiêu này.

Với một cô cậu sinh viên mới ra trường để đối phó với trường hợp như thế này, hiển nhiên các bạn ấy lại lấy cái tư tưởng hồi còn ngồi trên giảng đường để biện minh “thôi khó quá bỏ qua” hoặc “làm cho xong chuyện là được”. Tuy nhiên, với cái suy nghĩ ngắn ngủi không mường tới kết quả cuối cùng ấy lại là tai họa để sếp khiển trách. Chính vì muốn tìm tới chất lượng cao nhất để đưa công ty đi lên nên sếp mới đưa xuống các chỉ tiêu để phấn đấu.

Hãy nhớ rằng sau những lần KPI không đạt chất lượng như thế, thứ công ty nhận lấy là thiệt hại có thể đo đếm bằng tiền. Thứ em nhận lấy là một bài học kinh nghiệm và lời khuyên.

Nếu hôm nay vô lí khi phải follow theo một quy trình ngu ngốc?

Không phải bất kỳ mọi thứ cấp trên đưa xuống đều đúng, nhưng tất thảy những thứ đó nếu sếp đã giao cho thì chắc chắn đều có lí do của họ cả. Thay vì tỏ ra bực bội, hay từ chối thẳng thừng rằng “công việc này em không làm ạ, tại vì nó không đúng chuyên ngành của em” hay đại loại là “em thấy các bước nó không phù hợp với bản thân nên em xin phép không làm ạ”, tại sao bạn không thử làm theo các quy trình đã được đưa xuống xem sao.

Bởi lẽ nhiều bài học từ các CEO lớn khi họ mới “bập bẹ” lập nghiệp đã chứng minh sau những việc tưởng chừng vô nghĩa hay ngu ngốc mà các bạn trẻ vẫn hay đinh ninh lo lắng lại là một cơ hội lớn để bạn thể hiện mình. Bởi qua đây bạn không những có cơ hội chứng minh mình hữu dụng, bằng cách đưa ra những ý kiến mới cho nơi đang trả lương cho mình mà còn học được tính chủ động làm một công việc hơn là bị động trong mọi tình huống.

Nếu hôm nay ghét khi phải làm chung với đồng nghiệp không ưa gì, không chịu hợp tác?

Đồng nghiệp luôn là một vấn đề khiến nhiều bạn trẻ quan ngại khi đi làm, việc bạn phải làm cùng với rất nhiều đồng nghiệp và có thể rất nhiều người trong số họ có tính cách trái chiều với bạn. Thậm chí còn suốt ngày ganh ghét, dìm bạn trước cấp trên thường gây ra không ít phiền toái.

Khi bị rơi vào trường hợp này nhiều bạn sinh viên mới ra trường chắc hẳn sẽ trở nên chán nản, cảm thấy như mình bị cho ra rìa. Vậy tại sao không nghĩ đây là cơ hội để bạn học được cách teamwork tốt. Hãy tự bản thân thay đổi cách nhìn của họ theo hướng nhìn tích cực về tính cách của mình.

Nếu hôm nay buồn bực vì gặp phải khách hàng khó chịu?

Chuyện khách hàng nóng giận thậm chí quát tháo bạn dù tình huống họ đúng hay sai luôn xuất hiện khi bạn ra ngoài đi làm.

Đừng chỉ trích hoặc đối phó lại một cách tiêu cực nhằm vào khách hàng. Trong trường hợp khách hàng bắt đầu to tiếng, bạn hãy trình bày chậm rãi với giọng nói hết sức nhẹ nhàng. Sự điềm tĩnh của bạn sẽ tác động đến khách hàng và giúp họ bình tĩnh hơn. Bên cạnh đó bạn cũng sẽ tìm cách giải quyết được tình huống đang diễn ra bằng chính sự bình tĩnh, trí óc thông suốt của mình mà không bị ảnh hưởng bởi sự tức giận từ khách hàng.

Vì vậy bạn sẽ hiểu bài toán win-win khó khăn nhưng đáng giá như thế nào.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *