Những điều cần lưu ý về bệnh viêm khớp nhiễm trùng

Bệnh viêm khớp nhiễm trùng là bệnh dễ gặp phải ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Vi trùng có thể nhanh chóng gây phá hủy sụn và xương, vì vậy điều trị kịp thời là rất quan trọng

Bệnh viêm khớp nhiễm trùng
Bệnh viêm khớp nhiễm trùng

Hãy cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh viêm khớp nhiễm trùng qua bài viết sau đây!

BỆNH VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, viêm khớp nhiễm trùng (tên tiếng Anh là Septic Arthritis) là một nhiễm khuẩn gây đau ở khớp. Do vi trùng từ một cơ quan khác theo đường máu tới khớp hay cũng có thể xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào khớp qua vết thương xuyên thấu.

Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp nhiễm trùng nhất, thường gặp ở khớp gối, đôi khi ở khớp háng, vai và các khớp khác.

Bệnh viêm khớp nhiễm trùng là căn bệnh nguy hiểm, bệnh khiến cho người bệnh đau ở khớp, khó khăn khi di chuyển. Bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời như: thoái hóa khớp và tổn thương khớp vĩnh viễn.

NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY BỆNH VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG

Nguyên nhân

Viêm khớp nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Nhiễm khuẩn do Staphylococcus aureus (vi khuẩn thường trú trên da) là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

Viêm khớp nhiễm trùng có thể xảy ra do bệnh nhân bị nhiễm trùng một cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như nhiễm trùng da hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, vi trùng từ những nơi này lan truyền theo đường máu tới khớp.

Tuy ít gặp hơn, nhưng vi trùng cũng có thể xâm nhập vào khớp qua vết thương do đâm, vết tiêm, hay phẫu thuật tại khớp hoặc gần khớp.

Màng bao hoạt dịch khớp ít có khả năng bảo vệ khớp khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Phản ứng của cơ thể – bao gồm các phản ứng viêm có thể làm giảm lưu lượng máu tới khớp – góp phần gây ra tổn thương khớp.

Yếu tố nguy cơ

  • Các bệnh lý về khớp đã có trước đó: Các bệnh mãn tính như viêm xương khớp, bệnh gout, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, hay ở bệnh nhân có khớp nhân tạo, đã từng bị tổn thương khớp hay phẫu thuật tại khớp.
  • Do sử dụng thuốc để điều trị viêm khớp dạng thấp: Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, làm cho người bệnh tăng nguy cơ mắc viêm khớp nhiễm trùng hơn. Chẩn đoán viêm khớp nhiễm trùng ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng gặp nhiều khó khăn vì hai bệnh có nhiều dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau.
  • Có sẵn bệnh lý về da: Như (bệnh vẩy nến, bệnh chàm,…), những người tiêm chích ma túy.
  • Suy giảm miễn dịch: Như bệnh nhân tiểu đường, có bệnh thận và gan mạn tính, và những bệnh nhân sử dụng thuốc gây suy giảm miễn dịch.
  • Chấn thương khớp: Bị cắn bởi động vật, bị vật sắc nhọn đâm hay chém vào gây tổn thương khớp.

Một người nếu có càng nhiều yếu tố nguy cơ sẽ càng tăng khả năng mắc bệnh.

TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG

Viêm khớp nhiễm trùng thường gây cảm giác khó chịu và khó khăn khi cử động khớp. Khớp có thể bị sưng, nóng, đỏ và bệnh nhân có thể bị sốt.

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn đột ngột khởi phát cơn đau trầm trọng ở khớp. Điều trị nhanh chóng có thể giúp giảm thiểu thiệt hại cho khớp.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG

Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn, những phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm trùng bao gồm:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Nhiễm trùng có thể làm thay đổi màu sắc, độ trong suốt, thể tích và thành phần dịch khớp. Dịch khớp lấy ra sẽ được đem đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm khớp, và bác sĩ của bạn sẽ dựa vào đó để kê toa thuốc phù hợp .
  • Xét nghiệm máu: Để tìm các dấu hiệu gợi ý tình trạng nhiễm trùng.
  • Chẩn đoán hình ảnh: X-quang và các xét nghiệm hình ảnh học khác cũng giúp đánh giá được tình trạng của khớp.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM KHỚP NHIỄM TRÙNG

Chọc hút dịch khớp

Việc loại bỏ dịch khớp bị nhiễm trùng là rất quan trọng đối với điều trị viêm khớp nhiễm trùng.

Các phương pháp chọc hút bao gồm:

  • Chọc hút bằng kim nhỏ: được thực hiện trong một số trường hợp, sử dụng kim nhỏ để lấy dịch khớp bị nhiễm trùng.
  • Nội soi khớp: Trong nội soi khớp, một ống nhỏ có gắn camera ở đầu được đưa vào trong khớp thông qua một vết rạch trên da. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu dịch ra ngoài quanh khớp viêm.
  • Phẫu thuật mổ hở: Một số khớp lớn, chẳng hạn như khớp háng, không thể chọc hút bằng kim hay nội soi dẫn lưu dịch khớp, việc mổ hở để điều trị là cần thiết.

Sử dụng Kháng sinh

Để lựa chọn được thuốc kháng sinh điều trị viêm khớp nhiễm trùng, cần xác định được chính xác tác nhân gây bệnh. Kháng sinh đường tĩnh mạch sẽ được sử dụng từ đầu, sau đó chuyển dần sang đường uống.

Thông thường, điều trị kéo dài từ hai đến sáu tuần. Thuốc kháng sinh có thể kèm theo các tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn, tiêu chảy hay dị ứng thuốc. Hãy hỏi thêm bác sĩ của bạn về những tác dụng phụ có thể có của thuốc.