Các bài thuốc này có cấu trúc chủ yếu là các vị thuốc có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt như: Miết giáp, Thanh hao, Địa cốt bì, Sài hồ, Tần giao…
Phương thuốc thanh hư nhiệt
Các bài thuôc này đa phần được chỉ định điều trị trong thòi kỳ lui bệnh của các bệnh ôn nhiệt hoặc trong các bệnh mạn tính, có sốt kéo dài… Trong quá trình diễn biến của các bệnh này, thường xuất hiện các triệu chứng của phần âm dịch bị tốn thương, nhiệt tà lưu trữ ở phần âm trong cơ thể như sốt âm ỉ kéo dài, triều nhiệt, gò má đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, người gày, lưỡi đỏ sẫm ít rêu.
Những bài thuôc này trong điều trị, khi sử dụng kéo dài, thường ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị do các vị thuốc dương âm thanh nhiệt thường có tính nê trệ nên trong cấu trúc của bài thuốc này thường có sự phối ngũ thêm của các vị thuốc kiện tỳ như: Bạch truật, Hoài sơn… và các vị thuốc phương hương (cay – thơm) để tỉnh tỳ như Sa nhân, Bác mộc hương, Hậu phác…
Contents
Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn phương thuốc thanh hư nhiệt
Bài thuốc: Đương quy lục hoàng thang (Lan thất bí tàng)
Cấu trúc bài thuốc: Đương quy 12g, Sinh địa I2g, Hoàng cầm 12g, Thục địa I2g, Hoàng liên 12g, Hoàng bá I2g, Hoàng kỳ 24g.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, sắc uông, chia 2 lần.
Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng tả hoả tư âm, bố khí huyết, chỉ đạo hãn.
Chỉ đinh: Âm hư hoả vượng, ra mồ hôi trộm, miệng khô tâm phiền, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch hư sác.
Bài thuốc: Dưỡng âm thanh phê thang
Cấu trúc bài thuốc: Sinh địa 12-20g, Mạch môn 8-16g, Huyền sám 8-16g, Đan bì 8-16g, Bạch thược (sao) ,8-12g, Bối mẫu 12-16g, Cam thảo 4-12g, Bạc hà 4- 6g.
Cách dùng: Mỗi ngày uống 1 thang, sác uổng chia 2 lần.
Tác dung: Dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc, thanh hầu họng.
Chỉ định: Ho khan do phế âm hư, viêm mạn tính hầu họng.
Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn