Y Học Cổ Truyền – Phương Thuốc Thanh Nhiệt Ở Tạng Phủ

Trong Y học cổ truyền các bài thuốc sử dụng để thanh lý nhiệt ở tạng phủ là căn cứ vào những đặc điểm của các tạng phủ bị bệnh để xây dựng các bài thuốc khác nhau.

Phương thuốc thanh nhiệt ở tạng phủ

Y học cổ truyền Sài Gòn hướng dẫn phương thuốc thanh nhiệt ở tạng phủ

Phương thuốc thanh nhiệt ở Tâm

Bài thuốc: Đạo xích tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Cấu trúc bài thuốc: Sinh điạ 16-30g, Mộc thông 8-12g, Trúc diệp 8-12g, Cam thảo 8g.

Cách dùng: Nguyên bài sử dụng dưới dạng bột, tán tễ. Hiện nay thường dùng dưới dạng thang sắc uông, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.

Tác dụng: Thanh tâm hoả, lợi tiểu tiện.

Chỉ định: Chứng tâm hoả vượng, dẫn đến tâm phiền, mất ngủ, miệng lưỡi sinh ra các mụn loét, đi tiểu nước tiểu ít, đỏ và có cảm giác đau.

Phương thuốc thanh nhiệt ở Cam Đởm

Bài thuốc: Long đởm tả can thang (Y phương tập giải)

Cấu trúc bài thuốc: Long đỏm thảo 2- 8g, Chi tử 8-16g, Hoàng cầm  8-16g, Cam thảo 4- 8g, Sài hồ 4-12g, Sinh địa 12-20g, Xa tiền 12-20g, Đương qui 8-16g, Trạch tả 8-16g, Mộc thông 8-12g.

Cách dùng: sắc uốhg, mỗi ngày 1 thang chia 2 lần.

Tác dụng: Theo Bác sĩ Y học cổ truyền bài thuốc có công dụng tả can đỏm thực hoả, thanh lợi hạ tiêu thấp nhiệt.

Chỉ định: Chứng đau đầu, đau vùng mạng sườn, mắt đỏ, miệng đắng, tai đau sưng… Cho tới kinh có thấp nhiệt, hạ trú đưa đến bộ phận sinh dục bên ngoài sưng, đau, viêm, ngứa, đi tiểu đau, nước tiểu đục… Nữ giới bị chứng đới hạ.

Phương thuốc thanh nhiệt ở Vị

Bài thuốc: Thanh Vị Tán (Tỳ vị luận)

Cấu trúc bài thuốc: Hoàng liên 12g, Đương qui 6g, Sinh địa  6g, Đan bi 10g, Thăng ma 6g.

Cách dùng: Nguyên bài dùng dưới dạng bào chế tán bột. Mỗi lần uổng từ 6 – 12g uô’ng với nước mát. Nay thường dùng dưói dạng thang sắc, mỗi ngày uốhg 1 thang chia 2 lần.

Tác dung: Thanh vị, lương huyết.

Chỉ định: Điều trị chứng vị hoả thương viêm, biểu hiện đau sưng loét lợi – chân răng (viêm lợi) đưa lên đầu, mặt đỏ, phát sốt, thích uống nước mát hoặc chảy máu chân răng, chân răng sưng đỏ viêm loét. Hay môi lưỡi nổi mụn đau, miệng nóng hôi, lưỡi khô ráo hoặc quai bị. Chất lưỡi đỏ, rêu ỉưõi vàng, mạch hoạt đại mà sác.

Nguồn bài viết: duocsaigon.com.vn