Theo báo cáo chất lượng GD&ĐT và dạy nghề được nâng lên; xếp hạng ĐH tăng 12 bậc, từ hạng 80 lên 68. Năm nay, giáo dục ĐH có những bước tiến rất mạnh mẽ về thứ bậc trong các bảng xếp hạng được quốc tế đánh giá.
Bảng xếp hạng ĐH Việt Nam tăng 12 bậc từ hạng 80 lên 68
Contents
Những lần đầu tiên có tên trong danh sách xếp hạng
Lần đầu tiên Việt Nam có 4 ĐH có tên trong bảng xếp hạng ĐH của The World University Rankings 2020, gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM và trường ĐH Tôn Đức Thắng. Theo Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh).
Cũng là lần đầu tiên 3 cơ sở ĐH Việt Nam là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP HCM và trường ĐH Bách khoa Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất toàn cầu của tuần san Times Higher Education, Anh quốc. ĐH Quốc gia Hà Nội và trường ĐH Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 801-1.000 ĐH tốt nhất, còn ĐH Quốc gia TP HCM trong nhóm 1.000+. Trong đó ĐH Quốc gia Hà Nội có các chỉ số về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hội nhập quốc tế đứng đầu trong 3 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng, ĐH Quốc gia TP HCM đứng đầu về chỉ số thu nhập từ DN còn trường ĐH Bách khoa Hà Nội có chỉ số về trích dẫn khoa học cao nhất.
Theo thông tin Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cập nhật được, ĐH Quốc gia TP HCM lần thứ 2 liên tiếp xuất hiện trong Bảng xếp hạng các ĐH có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới do QS (QSGraduate Employability Rankings 2020) thực hiện. ĐH này là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trên bảng xếp hạng. Bảng xếp hạng QS GER năm nay được thực hiện trên cơ sở dữ liệu của 2.100 ĐH đến từ 132 vùng, lãnh thổ. Theo đó, 750 trường được xem xét, 680 trường được xếp hạng (Ranked) và 501 trường được vinh danh (Top 500) với 36 trường lần đầu tiên xuất hiện trong bảng xếp hạng này.
Tạp chí của Hoa Kỳ U.S. News & World Report cũng vừa công bố kết quả Bảng xếp hạng các cơ sở đào tạo ĐH tốt nhất toàn cầu – Best Global Universities. Lần đầu tiên, Việt Nam có hai trường ĐH lọt bảng xếp hạng này, vị trí cao nhất là ĐH Quốc gia Hà Nội. Theo đó, ĐH Quốc gia Hà Nội có thứ hạng 1059, số 1 Việt Nam, tiếp theo là ĐH Quốc gia TP HCM có thứ hạng 1176.
Những đánh giá xếp hạng của các bảng xếp hạng quốc tế đều có tiêu chí riêng với các trọng số chia tỷ lệ khác nhau. Những lần đầu tiên có mặt trong bảng xếp hạng quốc tế của ĐH Việt Nam có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục trong nước: Khẳng định sự đi lên của chất lượng giáo dục ĐH, khẳng định sự tự chủ, tính chủ động của các ĐH khi mạnh dạn tham gia đánh giá ngoài. Quan trọng hơn, sự tăng lên về thứ hạng chính là sự chuyển mình của nhiều vấn đề khác liên quan đến giáo dục.
Cải thiện xếp hạng, không phải là thành tích riêng của từng trường ĐH
Một trong những lý do quan trọng giúp các ĐH việt Nam được xếp hạng nhiều hơn, có nhiều thông số đánh giá hơn chính là sự gia tăng của các công bố quốc tế. Công bố mới đây nhất của tổ chức Nature Index xướng danh top 10 các trường ĐH, viện nghiên cứu của Việt Nam dẫn đầu về số lượng các công bố quốc tế trong thời gian từ 1-8-2018 đến 31-7-2019.
Các cơ sở giáo dục ĐH và các viện nghiên cứu của Việt Nam có tên trong top 10 của Bảng xếp hạng này bao gồm: Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam; trường ĐH Phenikaa; trường ĐH Duy Tân; trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Quốc gia TP HCM, Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành, trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc gia Hà Nội; Trung tâm nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (tại Việt Nam); Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (thuộc ĐH Quốc gia TP HCM).