Theo đó có một số trường sẽ đưa môn GDCD vào xét tuyển trong mùa tuyển sinh năm 2019 vào các ngành đào tạo trình độ đại học.
Contents
Nhiều trường mở thêm tổ hợp xét tuyển GD&CD vào ĐH
Đến thời điển hiện tại nhiều trường đã công bố phương án tuyển sinh cho năm 2019. Trong đó đáng chú ý nhất với những trường có nhiều chỉ tiêu như Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Công nghiệp TPHCM…
Các trường cũng đưa ra nhiều các tổ hợp xét tuyển cũng như phương án tuyển sinh đa dạng. Trong đó đáng chú ý nhất vẫn là các tổ hợp xét tuyển truyền thống, A00, B00, C00… Tuy nhiên cũng có nhiều trường mở rộng tổ hợp xét tuyển.
Chẳng hạn sử dụng tổ hợp khối C00 (văn – sử – địa) để xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin, môn giáo dục công dân trong tổ hợp xét tuyển các ngành công nghệ, tuyển thí sinh vào ngành kiến trúc không cần qua kỳ thi vẽ…
Mới đây nhất là trường Đại học Nông Lâm Huế cũng đã thông báo tuyển sinh với tổ hợp môn GDCD đối với ngành đào tạo của mình.
Trong đó sử dụng tổ hợp Toán – Sinh – GDCD để xét tuyển nhiều ngành thuộc nhóm trồng trọt, nông nghiệp (công nghệ cao)
Hoặc như trường ĐH Quy Nhơn cũng sử dụng tổ hợp Văn – Sử – GDCD để xét tuyển một số ngành.
Đây sẽ là cơ hội để các trường thu hút thêm được nguồn tuyển cũng là cơ hội để các em sinh viên có thể tiếp cận thêm được với các ngành, vào đại học.
Dựa trên Luật GDĐH thì không ngăn cấm việc tuyển sinh tổ hợp các môn đầu vào như thế nào. Đây là cơ chế tự chủ Đại học và trường hoàn toàn có thể quyết định việc này.
Xét tuyển tổ hợp trái ngành dễ dẫn đến sinh viên bỏ học giữa chừng
Việc tuyển sinh các tổ hợp gắn liền với ngành cũng như ngành gần là điều cần thiết. Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng sẽ rơi rụng khi thiếu nền tảng kiến thức.
Chẳng hạn sử dụng tổ hợp khối C00 (văn – sử – địa) để xét tuyển vào ngành công nghệ thông tin, môn giáo dục công dân trong tổ hợp xét tuyển các ngành công nghệ, tuyển thí sinh vào ngành kiến trúc không cần qua kỳ thi vẽ…
Các tổ hợp xét tuyển và ngành xét tuyển dường như không ăn nhập lắm. Về luật điều này thì không sai. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì việc này cần nghiên cứu kĩ lưỡng.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, cho rằng cần thiết có sự phù hợp giữa tổ hợp môn xét tuyển đầu vào với ngành đào tạo.
Theo ông Lưu, trong chương trình đào tạo hiện nay sẽ có khoảng 2 năm đào tạo về kiến thức cơ sở ngành, 2 năm kiến thức chuyên ngành. Trong đó, riêng kiến thức cơ sở ngành chiếm không dưới 50% thời lượng mà để theo học các học phần này sinh viên đã phải cần có kiến thức nền tảng phù hợp.
“Chương trình đào tạo gắn với đầu vào thể hiện rõ nhất qua tiến độ học tập của sinh viên. Những sinh viên yếu kiến thức nền tảng thường bị “rơi rụng” vào thời điểm cơ sở ngành.
Thực tế cho thấy phần lớn người học bỏ cuộc giữa chừng do kiến thức nền bị hạn chế, nản vì sở trường không được phát huy. Khi đã vượt qua được giai đoạn này, SV mới phát huy tốt hơn ở giai đoạn chuyên ngành”, ông Lưu phân tích.
Ông Lưu kết luận: “SV có kiến thức nền tốt sẽ tiếp cận kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành dễ dàng hơn, phát huy việc học tốt hơn. Ngược lại, dù trúng tuyển cũng sẽ dẫn đến những hệ quả trong học tập.
Ví dụ tuyển thí sinh vào ngành kỹ thuật, công nghệ cần có kiến thức nền tảng về toán, lý nhưng xét tuyển bằng tổ hợp văn, sử, địa thì sẽ không theo được”.
Những chú này sẽ là cần thiết cho các em học sinh nam nay tham dự tuyển sinh vào Đại học. Hãy cố gằng lựa chọn ngành nghề phù hợp cho mình. Vị tiến sĩ này cho hay.