Trường THPT ở TP.HCM cho học sinh “chấm điểm” giáo viên

Theo thang điểm 10 trên phiếu tham khảo ý kiến, năm học này Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM) thực hiện việc để học sinh “chấm điểm” giáo viên với 5 tiêu chí.

Phiếu chấm điểm giáo viên của Trường THPT Nguyễn Du

Phiếu chấm điểm giáo viên của Trường THPT Nguyễn Du

Cụ thể, phiếu tham khảo ý kiến học sinh của trường đặt ra thang điểm cụ thể từ 1 đến 10 để học sinh được quyền lựa chọn. 5 tiêu chí đánh giá gồm gồm: Kiến thức của giáo viên; Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên; Trách nhiệm của giáo viên; Phương pháp giảng dạy của giáo viên; Phương pháp kiểm tra đánh giá của giáo viên.

Ngoài việc tổ chức tham khảo ý kiến của học sinh về giáo viên, ông Huỳnh Thanh Phú – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho biết, trường còn tổ chức cho Bí thư chi đoàn, lớp trưởng mỗi lớp bỏ phiếu tín nhiệm hiệu trưởng và hội đồng sư phạm bỏ phiếu tín nhiệm từng thành viên trong ban giám hiệu trường.

Ông Phú cho hay, trường muốn khảo sát, ghi nhận đánh giá của học sinh về chất lượng giáo dục, giáo dục của giáo viên tại trường. Từ điểm số này, các thành viên trong nhà trường sẽ nhìn nhận lại bản thân để có những điều chỉnh cho phù hợp. Qua đó, cũng sẽ ghi nhận được những mong muốn, tâm tư của học sinh để có những thay đổi theo hướng tích cực.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cập nhật thông tin từ ông Phú cho biết, mức độ đánh giá giáo viên của học sinh hay chỉ số tín nhiệm với hiệu trưởng, ban giám hiệu sẽ được nhà trường công khai. Tuy nhiên, những kết quả này không ảnh hưởng đến kết quả thi đua của giáo viên mà chỉ mang tính tham khảo để cùng cố gắng chứ không nhằm tạo áp lực cho giáo viên.

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du

Việc để cho học sinh “chấm điểm” giáo viên, ban giám hiệu và cả hiệu trưởng của Trường THPT Nguyễn Du được khá nhiều người ủng hộ. Trước hết, nó xuất phát từ mong muốn về một môi trường học đường cởi mở hơn, ghi nhận ý kiến của người học về người thầy… Mục đích không để nhằm đánh giá, hay gây khó dễ với giáo viên, nhân viên, cán bộ nhà trường mà là cơ hội để mọi người cùng nhìn lại bản thân.

Hơn nữa, nó tạo nên một cánh cửa mở về môi trường dân chủ, ghi nhận ý kiến đa chiều trong trường học, đánh giá cao vai trò chủ thể người học trong giáo dục. Vấn đề mà lâu nay chúng ta thường hay ngại đề cập, né tránh – nhất là ở bậc phổ thông.

Tuy nhiên, cũng khá nhiều ý kiến lo ngại học sinh  chưa đủ khả năng để nhận xét người thầy, có thể theo cảm tính, theo bạn bè… gây áp lực cho giáo viên. Việc chấm điểm, lấy ý kiến học sinh có thể thực hiện nhưng không nên công khai mà giáo viên chỉ biết điểm của mình, qua đó “âm thầm” điều chỉnh thì sẽ vẹn cả đôi đường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *