Trường Đại Học Việt Nam Duy Nhất Lọt Tốp 1000 Trường ĐH Uy Tín Trên Thế Giới

Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm trong top 1000 trường đại học uy tín trên thế giới – Bảng xếp hạng này được đưa ra bởi Trường ĐH Giao thông Thượng Hải.

Đại học Tôn Đức Thắng lọt top 1000 trường ĐH uy tín trên thê giới

Đại học Tôn Đức Thắng lọt top 1000 trường ĐH uy tín trên thế giới

Đây là lần đầu tiên một trường đại học của Việt Nam được xếp trong bảng này. Theo như Cao đẳng Dược Sài Gòn cập nhật, Trường ĐH Tôn Đức Thắng được xếp tốp 901- 1.000 của Academic Ranking of World Universities (viết tắt là ARWU) năm 2019. Đây là bảng xếp hạng thường được biết đến với cái tên là Shanghai Ranking (Bảng xếp hạng Thượng Hải), do Trường ĐH  Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) thực hiện.

TS Lê Văn Út, Trưởng Phòng Quản lý phát triển Khoa học và Công nghệ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biếtARWU áp dụng các tiêu chí đánh giá khách quan, không dựa trên khảo sát chủ quan, họ tự đánh giá chứ các đại học không phải nộp hồ sơ cho họ.

ARWU được giới giáo dục đại học nhìn nhận là một trong những hệ thống xếp hạng uy tín và khách quan trên thế giới. ARWU tự đánh giá dựa trên các thông tin tự thu thập chứ không căn cứ trên dữ liệu mà các đại học nộp nhưng đối với các đại học khác.

Đứng đầu bảng xếp hạng ARWU 2019 chủ yếu là các đại học ở Mỹ. Đứng ở vị trí số 1 là ĐH Harvard – đây cũng là lần thứ 16 liên tiếp đại học này đứng ở vị trí số 1.

Đứng thứ 2 là ĐH Stanford. Nước Anh có 2 trường đứng trong tốp 10 là ĐH Cambridge (thứ 3) và ĐH Oxford (thứ 7). Các trường còn lại của Mỹ lần lượt là: Học viện Công nghệ Massachusetts; ĐH California; ĐH Comlumbia; Viện Công nghệ California; ĐH Chicago.

Bảng xếp hạng ARWU của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc) ra đời từ năm 2003 (trước cả bảng xếp hạng THE và QS). ARWU xây dựng bốn tiêu chí đánh giá chính bao gồm: Chất lượng giáo dục (10%), Chất lượng giảng viên (40%), Nghiên cứu khoa học (40%) và Năng suất học thuật bình quân trên đầu người (10%).

Đối với 10% đánh giá xếp hạng từ chất lượng giáo dục, ARWU xem xét tổng số cựu sinh viên đoạt giải Nobel và huy chương Fields – những người có bằng cử nhân, thạc sĩ hoặc tiến sĩ từ cơ sở giáo dục.

40% chất lượng giáo viên được đánh giá dựa trên số giảng viên được giải Nobel và huy chương Fields (20%), số nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều thuộc 21 lĩnh vực (20%).

40% tiêu chí nghiên cứu khoa học sẽ xem xét số bài báo xuất bản trên tạp chí Nature and Science chiếm 20%, số bài báo được trích dẫn trong hệ thống các tạp chí Science Citation Index Expanded (SCIE) và Social Science Citation Index (SSCI) chiếm 20%.

10% cuối cùng về chỉ số về năng suất học thuật bình quân, được tính bằng cách chia tổng điểm các mục trên cho tổng số cán bộ toàn thời gian của cơ sở.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *