Tìm Hiểu Viêm Dây Thần Kinh Số 8 Cùng Bác Sĩ Cao Đẳng Dược TPHCM

Dây thần kinh số 8 – hay còn được gọi là dây thần kinh tiền đình – là một trong 12 đôi dây thần kinh sọ não, nằm ở góc cầu tiểu não.

Tìm hiểu viêm dây thần kinh số 8 cùng Bác sĩ Cao đẳng Dược Tphcm
Tìm hiểu viêm dây thần kinh số 8 cùng Bác sĩ Cao đẳng Dược Tphcm

Dây thần kinh số 8 chịu trách nhiệm cho các giác quan thính giác  (thông qua dây thần kinh ốc tai) và cân bằng (thông qua dây thần kinh tiền đình). Khi dây thần kinh tiền đình bị tổn thương, các thông tin dẫn truyền về não bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,…

Đó là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dây thần kinh số 8 – dây thần kinh tiền đình. Viêm dây thần kinh tiền đình có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng hiếm gặp ở trẻ em.

Cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh viêm dây thần kinh số 8 là do đâu thưa Bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp viêm dây thần kinh tiền đình là do nhiễm virus. Nhiễm virus có thể nhiễm toàn thân (ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể), hoặc chỉ ở  tai trong. Một số ví dụ về nhiễm virus toàn thân bao gồm virus Herpes (gây ra vết lở loét, bệnh zona, thủy đậu), bệnh sởi, cảm cúm, quai bị, viêm gan và bại liệt. (Herpes sinh dục không phải là nguyên nhân của viêm dây thần kinh tiền đình).

Viêm dây thần kinh tiền đình cũng có thể do nhiễm khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng tai giữa hoặc viêm màng não, nhưng ít phổ biến hơn. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào tai trong  nếu bạn bị chấn thương ở đầu.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dây thần kinh số 8 là gì thưa Bác sĩ?

Các triệu chứng của viêm dây thần kinh tiền đình thường xuất hiện một cách nhanh chóng và rõ rệt nhất ngay từ đầu, bao gồm:

  • Chóng mặt đột ngột
  • Mất thăng bằng
  • Buồn nônvà ói mửa
  • Khó nhìn
  • Suy giảm tập trung
  • Mất thính giác
  • Ù tai

Các triệu chứng nghiêm trọng của viêm dây thần kinh tiền đình thường kéo dài trong một vài ngày khiến bạn vô cùng khó khăn để thực hiện các hoạt động thường ngày. Các triệu chứng có thể  giảm dần trong vài tuần, và có khả năng bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh tiền đình đã bị tổn thương – ví dụ do nhiễm virus, bạn có thể bị chóng mặt mạn tính.

Chóng mặt đột ngột là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dây thần kinh số 8
Chóng mặt đột ngột là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm dây thần kinh số 8

Chẩn đoán bệnh dây thần kinh số 8?

Các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xác định các triệu chứng do viêm thần kinh tiền đình gây ra, bao gồm xét nghiệm thính giác, xét nghiệm tiền đình và xét nghiệm để xác định xem một phần của dây thần kinh tiền đình đã bị tổn thương hay chưa. Một thử nghiệm cụ thể được gọi là kiểm tra rung giật nhãn cầu, dùng để kiểm tra mức độ khó duy trì sự tập trung vào một vật thể nhất định khi bác sĩ xoay đầu bạn rất nhanh.

Sau đó, nếu có hiện tượng giật nhãn cầu (Nystagmus) xảy ra – một chứng chuyển động mắt không kiểm soát được – thì bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm dây thần kinh tiền đình. Nếu các triệu chứng vẫn kéo dài sau vài tuần hoặc trở nên tồi tệ hơn, các xét nghiệm khác được thực hiện để xác định xem có hay không các bệnh khác gây ra các triệu chứng tương tự.

Một số bệnh có thể bao gồm đột quỵ, chấn thương đầu, u não và đau nửa đầu. Để loại trừ một số rối loạn của não, sẽ thực hiện chụp MRI có cản quang.

Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh dây thần kinh số 8?

Điều trị viêm dây thần kinh số 8 bao gồm kiểm soát các triệu chứng của viêm dây thần kinh tiền đình, điều trị một loại virus (nếu nghi ngờ), và tham gia vào một chương trình phục hồi cân bằng.

Kiểm soát các triệu chứng:

Khi chứng viêm phát triển, trọng tâm của điều trị là giảm triệu chứng. Thuốc giảm buồn nôn bao gồm ondansetron (Zofran) và metoclopramide (Reglan). Nếu buồn nôn và ói mửa nghiêm trọng và không thể kiểm soát được bằng thuốc, bạn có thể phải nhập viện và truyền dịch tĩnh mạch để điều trị mất nước.

Để giảm chóng mặt, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như meclizine (Antivert), diazepam (Valium), compazine và lorazepam (Ativan). Thuốc ức chế tiền đình chỉ nên sử dụng trong vòng ba ngày. Chúng không được khuyến khích sử dụng lâu dài và có thể làm cho việc phục hồi trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, viêm dây thần kinh tiền đình có thể được điều trị bằng corticosteroid (một loại thuốc chống viêm mạnh đặc biệt) trong giai đoạn đầu, và, nếu cần thiết, sử dụng kèm với các loại thuốc khác để giảm buồn nôn và chóng mặt.

Điều trị nhiễm virus:

Nếu virus Herpes được cho là nguyên nhân của viêm dây thần kinh tiền đình, thuốc kháng vius như acyclovir sẽ được sử dụng. (Kháng sinh không được sử dụng để điều trị viêm dây thần kinh tiền đình vì rối loạn này không phải do vi khuẩn gây ra).

Nếu các triệu chứng của bạn không trở nên tốt hơn sau vài tuần, bạn có thể cần điều trị phục hồi chức năng tiền đình bằng các chương trình phục hồi cân bằng, chẳng hạn như các bài tập Brandt-Daroff. Mục tiêu của chương trình này giúp bộ não thích ứng lại với những thay đổi trong sự cân bằng. Chìa khóa cho một chương trình phục hồi cân bằng thành công là lặp lại tập các bài tập 2 đến 3 lần một ngày.

Bằng cách lặp lại những bài tập này, não học cách điều chỉnh các chuyển động gây chóng mặt và mất cân bằng. Các nhà vật ký trị liệu cung cấp hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện các bài tập, xác định bài tập nào có thể được thực hiện tại nhà và cung cấp các mẹo an toàn tại nhà để ngăn ngừa té ngã.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *