Tim Hiểu Về Tứ Chứng Fallot Từ Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn

Tứ chứng Fallot là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến với tỉ lệ tử vong cao. Tuy nhiên tứ chứng Fallot hoàn toàn có thể chữa trị phẫu thuật thành công nếu được phát hiện từ sớm

Tứ chứng Fallot là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến
Tứ chứng Fallot là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến

Hãy cùng theo dõi bài viết này và cùng các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiêu cụ thể về tứ chứng Fallot!

NHỮNG THÔNG TIN CẦN THIẾT VỀ TỨ CHỨNG FALLOT

Tứ chứng fallot là gì?

Tứ chứng Fallot là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất trong những dị tật bẩm sinh của trẻ gây ảnh hưởng đến sự hoạt động, chức năng cung cấp máu, dưỡng khí cho cơ thể và nguy hiểm hơn là tử vong.

Tứ chứng Fallot bao gồm 4 khiếm khuyết đặc trưng là: Thông liên thất, Hẹp van động mạch phổi, dày thất phải, Động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất. Tỷ lệ tử vong rất cao ở bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của tứ chứng Fallot

Hiện nay nguyên nhân của tứ chứng Fallot vẫn chưa được xác định. Nhưng theo một số nghiên cứu thì chứng bệnh có thể được thấy phổ biến hơn ở trẻ em có hội chứng Down hoặc hội chứng DiGeorge. Một số trẻ có các khuyết tật tim kèm theo.

Hoặc ở những người mẹ trong quá trình mang thai bà mẹ bị nhiễm virus, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Bà mẹ nghiện rượu, hút thuốc. Mẹ mang thai trong độ tuổi lớn hơn 40 tuổi.

Tứ chứng Fallot ảnh hưởng đến tim và trẻ như thế nào?

Thông thường, máu từ tâm nhĩ trái sẽ đẩy máu xuống tâm thất trái và lúc này thất trái có nhiệm vụtống máu đi các cơ quan qua van động mạch chủ, và thất phải tống máu vào phổi qua van động mạch phổi. Giữa thất trái và thất phỉa có vách ngăn cách không cho máu hai bên hòa lẫn với nhau gọi là vách liên thất.

Ở trẻ tứ chứng Fallot, máu có thể đi qua vách liên thất từ tâm thất phải tới tâm thất trái và ngược lại đi vào động mạch. Hẹp van động mạch phổi làm giảm lượng máu thất phải bơm lên phổi, gây thiếu dưỡng khí cung cấp đến các cơ quan, tổ chức gây nên các dấu hiệu điển tím tái, khó thở,..

Trẻ với tứ chứng Fallot có những triệu chứng gì?

Các đặc điểm lâm sàng của tứ chứng Fallot liên quan trực tiếp đến mức độ nghiêm trọng của các khuyết tật trên tim, cụ thể:

  • Da, móng tay, móng chân, môi, tai, má chuyển sang màu xanh tím.
  • Khó ăn
  • Chậm lớn
  • Ngón tay dùi trống
  • Môi và đầu chi thường xanh tái khi sinh ra

Ngoài ra, tình trạng khó thở theo mức độ, thường xấu đi theo độ tuổi. Một số trường hợp bệnh nhân chỉ tím nhẹ nhưng mức độ khó thở nặng khi gắng sức nhẹ và nghỉ ngơi

BIỆN PHÁP PHÁT HIỆN TỨ CHỨNG FALLOT

Theo lời khuyên từ các bác sĩ giảng viện hiện đang giảng dạy liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn, khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa tim mạch. Bác sỹ có thể chẩn đoán xác định tứ chứng Fallot dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau:

Khám thực thể

Tím da toàn thân chú ý ở môi, đầu chi, má. thở nhanh, nông và dấu hiệu ngón tay dùi trống mức độ khác nhau ở trẻ lớn.

Thất phải đập dọc bờ trái xương ức và sờ thấy rung miu ở thì tâm thu phần giữa và trên bờ trái xương ức. Triệu chứng này có thể thấy trên 50% trường hợp.

Tiếng click tống máu có nguồn gốc từ động mạch chủ. Tiếng thổi tâm thu dạng tống máu lớn có thể nghe ở một phần ba giữa và trên xương ức.

Cận lâm sàng

Biểu hiện đa hồng cầu do tăng sản xuất yếu tố erythrôpoetin; giảm yếu tố đông máu; số tiểu cầu thấp; thời gian prothrombin và đông máu kéo dài

Kết quả về máu động mạch (ABG):

  • Oxy bão hòa khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn máu lên phổi
  • pH và pCO2 có thể là bình thường

Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm tim: Siêu âm Doppler, các giải phẫu học mạch vành. Thông liên thất lỗ lớn phần quanh màng và động mạch chủ cưỡi ngựa có thể thấy được trên mặt cắt cạnh ức trục dọc. Tại một số bệnh viện, siêu âm là phương pháp cận lâm sàng duy nhất quyết định trước khi phẫu thuật

Chụp X quang ngực:Tim có kích thước bình thường hoặc nhỏ hơn bình thường và giảm tuần hoàn mạch máu phổi. Vị trí thân động mạch phổi bị lõm vào kèm với mỏm tim có hình chiếc ủng do bị hếch lên. Giãn nhĩ phải và quai động mạch chủ lệch phải. Giãn nhĩ phải (25%) và quai động mạch chủ lệch phải (25%).

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn năm 2019

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TỨ CHỨNG FALLOT

Điều trị cơn tím cấp

Phụ huynh phải theo dõi sát để nhận biết và có cách đối phó kịp thời khi cơn xảy ra. Để làm dịu, làm giảm hệ thống hồi phục tĩnh mạch và tăng sức đề kháng của mạch máu. Thì phụ huynh nên đặt bé nằm trên vai của mẹ đầu gối của trẻ sơ sinh ép gối vào ngực.

Tiêm morphine sulfate liều 0,2 mg/kg dưới da hoặc tiêm bắp đùi cho trẻ có tác dụng an thần, ức chế trung tâm hô hấp và triệt tiêu tình trạng tăng thông khí (và do vậy cắt đứt vòng luẩn quẩn).

Khi trẻ khó thở thì cho trẻ thở oxy nhưng thường thì biện pháp này không có tác dụng lên bão hòa oxy máu.

Điều trị ngoại khoa

Hầu hết trẻ sơ sinh có tứ chứng Fallot đều cần có can thiệp ngoại khoa. Phẫu thuật tốt nhất nên được thực hiện khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ em là phẫu thuật tim.

Sửa chữa trong tim hoặc thủ tục tạm thời sử dụng (cầu nối) shunt là hai loại phẫu thuật được sử dụng trong phẫu thuật. Hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ phải sửa chữa trong tim.

Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, trong thời đại phát triển tiên tiến của công nghệ và khoa học thì phát hiện dị tật bẩm sinh ngay trong bào thai ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng. Khi phát hiện sớm và phẫu thuật nếu thành công có thể sống lâu dài với chất lượng cuộc sống tuyệt vời.