Estradiol được biết đến là một thuốc nội tiết tố nữ, vậy Estradiol được dùng trong trường hợp nào, và liều dùng hiệu quả của thuốc ra sao?
Chúng ta hãy tìm hiểu về thuốc Estradiol cùng các chuyên gia Trường Dược Sài Gòn nhé!
Contents
Estradiol có tác dụng như thế nào?
Estradiol là một thuốc có tác dụng của một nội tiết tố nữ, được dùng để giảm các triệu chứng của mãn kinh (như nóng bừng, khô âm đạo) ở phụ nữ. Các triệu chứng này do cơ thể sản xuất ít estrogen hơn so với trước khi mãn kinh.
Nếu bạn dùng thuốc này để điều trị các triệu chứng chỉ ở trong hoặc xung quanh âm đạo, bạn cần dùng sản phẩm đặt/bôi trực tiếp trong âm đạo. Do đó, bạn cần cân nhắc dùng dạng này trước khi dùng các thuốc đường uống, thuốc hấp thụ qua da hoặc thuốc được tiêm. Một số sản phẩm estrogen nhất định cũng có thể được dùng bởi phụ nữ sau kỳ mãn kinh để phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên, có các loại thuốc khác (như raloxifene, bisphosphonates bao gồm alendronate) cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa loãng xương và có thể an toàn hơn.
Bạn cũng nên cân nhắc dùng các thuốc này trước khi điều trị bằng estrogen. Một số sản phẩm estrogen nhất định cũng có thể được dùng ở cả phụ nữ và nam giới để điều trị ung thư (một số loại ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể) và bởi phụ nữ không có khả năng sản xuất đủ estrogen (ví dụ như do thiểu năng sinh dục, suy buồng trứng chính).
Thuốc Estradiol được dùng như thế nào?
Theo lời khuyên của Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn nên uống thuốc cùng với hoặc không cùng với thức ăn. Bạn có thể uống ngay khi ăn hoặc sau khi ăn để ngăn ngừa tình trạng đau bao tử. Nếu bạn đang dùng viên nén phóng thích kéo dài, không được nhai, nghiền; hòa tan vì như vậy có thể dẫn đến phóng thích tất cả thuốc cùng một lúc, làm gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn không bẻ đôi viên nén phóng thích kéo dài trừ phi viên nén có dòng kẻ và được bác sĩ chỉ dẫn làm vậy. Nuốt trọn viên thuốc hoặc bẻ đôi viên nén nhưng không nhai hoặc nghiền.
Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng bệnh và phản ứng của cơ thể với điều trị. Bạn cần uống thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào cùng giờ mỗi ngày và không tự ý tăng liều lượng hoặc dùng thuốc nhiều hơn hoặc lâu hơn số ngày được chỉ định.
Thuốc Estradiol có thể gây những tác dụng phụ gì?
Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của phản vệ dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi; họng.
Hãy ngưng dùng Estradiol và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:
- Dấu hiệu xuất huyết âm đạo bất thường (đặc biệt nếu bạn đã trái qua kỳ mãn kinh).
- Triệu chứng đau hoặc nặng ngực, cơn đau lan đến cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác yếu toàn thân.
- Đột ngột tê hoặc yếu, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Đột ngột nhức đầu nặng, nhầm lẫn, có vấn đề với tầm nhìn, lời nói hoặc thăng bằng.
- Cảm giác đau như đâm ở ngực, ho đột ngột, thở khò khè, thở gấp, nhịp tim nhanh.
- Bệnh nhân có thể đau, sưng, ấm; mẩn đỏ ở một hoặc cả hai chân.
- Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng, khát nhiều, yếu cơ, nhầm lẫn và cảm thấy mệt mỏi hoặc bồn chồn.
- Có khối u ở vú.
- Cảm giác muốn ngất xỉu.
- Đau, sưng hoặc đau nhức ở dạ dày.
- Vàng da hoặc mắt.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi, đau bụng nhẹ.
- Đau vú hoặc sưng.
- Da mặt nổi tàn nhang hoặc bị sạm.
- Rụng tóc tại da đầu.
- Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo.
- Thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt, đột ngột xuất huyết.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia Trường Dược Sài Gòn về thuốc Estradiol, hi vọng qua bài viết này bạn đọc có được nhiều kiến thức hữu ích trong việc sử dụng thuốc để trị bệnh