Tìm hiểu về tăng huyết áp và các loại thuốc điều trị phổ biến

Cao huyết áp là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó người cao tuổi là đối tượng dễ bị cao huyết áp. Vậy khi bị bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần có những biện pháp điều trị nào?

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Như đề cập ở trên, huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch. Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số (Huyết áp tâm thu/Huyết áp tâm trương):

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi.
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Tùy vào mức độ nghiêm trọng, theo bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường: từ 120/80 mmHg trở lên
  • Huyết áp bình thường cao: từ 130/85 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120-139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg

Ngoài ra, huyết áp đạt dưới 120/80 mmHg được coi là mức bình thường. Khi huyết áp luôn ở mức từ 140/90 mmHg trở lên thì được xem là tình trạng tăng huyết áp.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh diễn biến âm thầm, cho đến khi người bệnh nhập viện mới biết mình bị bệnh. Hầu hết tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, yếu tố thuận lợi của bệnh như: béo phì, mỡ máu cao, đái tháo đường, hoặc có một tỉ lệ nhất định do di truyền.

Tăng huyết áp gây biến chứng nguy hiểm, bởi vì khi bị bệnh tăng huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên và theo thời gian sẽ làm thành của động mạch mất tính đàn hồi, xơ cứng. Áp lực liên tục tăng lên thành động mạch làm cho động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ, cho nên ngoài hiện tượng có thể gây phình động mạch, đáng sợ hơn là mảng xơ vữa bong ra đi theo mạch máu làm tắc mạch rất nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là tắc mạch vành cơ tim gây ra các chứng nhồi máu cơ tim. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.

Xơ vữa động mạch làm hư hại mạch máu, nhất là mạch máu của tim dễ hình thành các cục máu đông từ đó ngăn chặn việc cung cấp máu cho tim làm giảm hiệu quả hoạt động của tim và cũng gây tổn hại các mô của tim dẫn đến chứng đau thắt ngực.

Đồng thời, tăng huyết áp làm tim hoạt động mạnh hơn, từ đó cơ tim dày lên, nhất là tâm thất trái (phì đại tâm thất trái) ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim dễ dẫn đến tim to ra và suy tim.

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu sẽ giúp tăng lượng chất lỏng mà cơ thể đào thải. Điều này đồng nghĩa với việc tăng đào thải natri ra khỏi cơ thể. Thuốc lợi tiểu không chỉ dùng riêng lẻ mà nó còn có thể được sử dụng kết hợp cùng với các loại thuốc khác.

Thuốc chẹn beta: Theo Dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM, nhóm thuốc chẹn beta có công dụng giảm nhịp tim của bạn. Lúc này tim sẽ bơm ít máu đi qua các mao mạch hơn, dẫn đến tình trạng hạ huyết áp.

Thuốc ức chế men chuyển (ACE): ACE là tên viết tắt của enzyme chuyển đổi angiotensin. Thuốc ức chế men chuyển ngăn chặn hormone làm hẹp các mạch máu. Nếu mạch máu của bạn rộng ra, lưu lượng máu sẽ dễ dàng di chuyển. Từ đó, huyết áp cũng sẽ hạ.

Thuốc giãn mạch: Những loại thuốc này làm giãn nở các cơ thành mạch máu để hạ huyết áp.