Nhiệt miệng khiến cho người bệnh gặp phải những khó khăn trong quá trình giao tiếp cũng như ăn uống. Vậy nguyên nhân là gì và có cách nào để điều trị dứt điểm nhiệt miệng?
- Một số nhóm thuốc cần lưu ý khi sử dụng đối với phụ nữ có thai
- Những dấu hiệu nhận biết thiếu máu ở phụ nữ
Contents
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, loét áp-tơ (aphthous ulcer), là một hoặc nhiều vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Thường các vết loét kéo dài 7-10 ngày và tự lành mà không để lại vết sẹo.
Nhiệt miệng không có mối liên quan đến thể trạng béo hay gầy, khỏe hay thường xuyên ốm yếu. Một số trường hợp thấy có tính chất gia đình, trong nhà có nhiều người cùng bị. Bệnh biểu hiện có tính chất chu kỳ lặp lại gần giống nhau, mỗi đợt kéo dài khoảng 10 – 15 ngày, bắt đầu bằng việc xuất hiện một hoặc vài ba đốm trắng nhỏ hơi đau, hơi nổi gồ lên trong niêm mạc miệng.
Đốm trắng này to dần rồi vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét lớn dần, nông, thường không quá lớp biểu mô, bờ nham nhở, ăn mặn rất xót, nói đau, cản trở giao tiếp. Nếu không có biến chứng nặng vết loét tự lành dần sau khoảng một tuần.
Các giai đoạn của nhiệt miệng
Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, nhiệt miệng chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Xuất hiện các điểm tổn thương, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ 1 –2 mm hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử
Giai đoạn ổ hoại tử: Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt, xơ dai bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa.
Giai đoạn ổ loét: Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ 5 – 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi thấy ăn mặn xót và nói đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.
Thông thường nếu không có biến chứng các vết loét tự lành không để lại sẹo sau 5 – 7 ngày, bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Tùy từng người, và trên cùng một người bệnh cũng tùy từng giai đoạn mà thời gian lành bệnh dài ngắn khác nhau.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên
Nhiệt miệng tuy không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng thường xuyên sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp.
Chức năng gan suy giảm dẫn đến nhiệt miệng: Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét. Chức năng gan suy giảm khiến nhiều người cho rằng mình bị “nóng trong”
Nhiệt miệng do phản ứng kháng nguyên – kháng thể: Đây là cơ chế tự miễn của cơ thể, khi vùng miệng mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm răng, viêm lợi,… cơ thể sẽ tự phản kháng hình thành các vết loét gây ra bệnh nhiệt miệng.
Hệ miễn dịch yếu: Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét.
Yếu tố tâm lý: Tâm lý không tốt, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng. Ngoài chế độ ăn uống thì căng thẳng, stress cũng là yếu tố gây bệnh nhiệt miệng
Thiếu dinh dưỡng: Nhiệt miệng còn xảy ra do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,…
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc Tây
Thông thường, khi bị nhiệt miệng sẽ được kê uống thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, chống dị ứng. Theo dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM thuốc bôi tại chỗ có tác dụng kháng viêm, giảm đau cũng được khuyên dùng. Để giúp tái tạo niêm mạc miệng, bạn cũng sẽ được kê thêm các loại vitamin C, vitamin nhóm B.
Với các vết nhiệt miệng nặng, người bệnh có thể được kê thuốc Corticosteroid. Thuốc Corticosteroid sẽ giúp giảm đau tức thời nhưng ẩn chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Do vậy, để tránh những tác dụng phụ của thuốc Tây, người bệnh có thể dùng thuốc Đông y vừa điều trị nhiệt miệng vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, phòng ngừa bệnh tái phát.