Tìm Hiểu Về Chứng Dị Ứng Thời Tiết Từ Chuyên Gia Trường Dược Sài Gòn

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm. Bệnh gặp ở mọi độ tuổi và gây ảnh hưởng tới chất lượng sống của người bệnh

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm
Dị ứng thời tiết là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm

Cùng các bác sĩ – giảng viên trường Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHỨNG DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Dị ứng thời tiết là bệnh gì?

Dị ứng thời tiết là một căn bệnh dị ứng thường xảy ra với những người có sức khỏe yếu hay nhạy cảm. Căn bệnh này có thể xảy ra với bất kỳ người nào không phân biệt tuổi tác hay giới tính và thường có những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống của người bệnh. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có thể tái phát thường xuyên mỗi khi có sự chuyển đổi thời tiết thất thường.

Dị ứng thời tiết xảy ra khi nào?

Trên thực tế, không chỉ mùa lạnh mà dị ứng thời tiết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, ngay cả là mùa nóng. Vào những ngày hè thì cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên làn da luôn trong tình trạng ẩm ướt dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm. Không chỉ vậy, vào những ngày nóng thì nhiệt độ cũng dễ dàng tấn công vào cơ thể gây nóng rồi phát tán qua da và làm bệnh dị ứng thời tiết càng nặng hơn.

Vào mùa đông thì nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô khiến da của những người mẫn cảm trở nên khô và hiện tượng dị ứng bắt đầu xuất hiện. Ngay cả vào những ngày gặp mưa gió thì một số người vẫn có thể bị dị ứng thời tiết vì cơ địa mẫn cảm, ứ đọng độc tố hoặc gặp các bệnh lý khác nữa.

Triệu chứng thường gặp của bệnh dị ứng thời tiết

Triệu chứng dễ nhận biết nhất của căn bệnh này là hiện tượng phát ban, nổi mẩn đỏ và ngứa, nhất là ở những vùng da hở như tay, chân, mặt…Viêm mũi với các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, đôi khi còn kèm theo nhức đầu.

Tuy nhiên, dị ứng thời tiết có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nổi mề đay cấp tính khiến người bệnh bị nổi mẩn trên khắp cơ thể, tụt huyết áp nhanh và khó thở. Nếu không đưuọc điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA BỆNH DỊ ỨNG THỜI TIẾT

Phương pháp được áp dụng để điều trị dị ứng thời tiết

Với những trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng một số mẹo để chữa bệnh, chẳng hạn như thoa bột khoai tây lên vùng da dị ứng trong vòng 20 phút, làm hai lần mỗi ngày là bệnh sẽ thuyên giảm.

Hoặc bạn có thể dùng chanh, mật ong pha với một chút nước ấm và uống vào mỗi buổi sáng trong một vài tháng để cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó sẽ ít bị bệnh hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà xanh hay nước ép trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bị dị ứng thời tiết, bạn nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tránh tuyệt đối không hút thuốc lá cũng như uống đồ uống có cồn vì có thể kích thích tình trạng di ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu các biện pháp giảm dị ứng không có kết quả và những triệu chứng như phát ban, viêm mũi ngày càng nặng thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Không nên để bệnh trong một thời gian dài vì sẽ có thể dẫn tới những biến chứng không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh dị ứng thời tiết

Nếu không muốn bị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thì bạn nên tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, vật nuôi.

Đồng thời giữa cho nhiệt độ cơ thể được ổn định và ăn thêm nhiều rau xanh, uống nước đầy đủ.

Các loại thuốc bổ sung vitamin cũng sẽ giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng, qua đó giúp cơ thể không bị dị ứng thời tiết.

Khi trời nắng nóng, bạn nên tránh hoạt động trong một thời gian dài dưới nắng, còn về mùa đông thì nên giữ ấm đầu và mặc ấm cho cơ thể.

Nếu cơ địa dễ dị ứng thì nên tránh những nơi ồn ào, đông người vì có thể dẫn tới các triệu chứng của dị ứng thời tiết như hạ huyết áp và đau đầu.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2019

KHI BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT NÊN KIÊNG GÌ CHO NHANH KHỎI?

Theo các Y sĩ đa khoa, khi bị dị ứng thời tiết nên kiêng:

Kiêng thực phẩm giàu đạm

Đối với những người bị dị ứng thời tiết nói riêng và dị ứng danói chung không nên ăn những thực phẩm giàu chất đạm (tôm, cua, cá, thịt bò, thịt gà,…). Bởi vì đây là một trong số những tác nhân làm khởi phát tình trạng dị ứng.

Kiêng thực phẩm có tính nóng và cay

Để giảm triệu chứng ngứa ngáy người bệnh nên giảm lượng, muối trong chế độ ăn vì chúng có tác dụng làm tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng.

Đặc biệt bệnh nhân không được ăn những thực phẩm có tính nóng, cay và chất kích thích vì chúng làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Không nên lạm dụng thuốc

Dị ứng không những làm cho bệnh nhân khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ai cũng muốn nhanh chóng chấm dứt cơn ngứa, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc, kem bôi chống dị ứng,… sẽ dẫn đến tác hại to lớn, có thể ảnh hưởng xấu đến da hoặc gan, thận.

Tất cả các loại thuốc uống hoặc bôi phải được sự tư vấn của bác sĩ, bệnh nhân không được sử dụng tùy tiện.

Kiêng ra gió

Đối với những bệnh nhân bị dị ứng gió thì nên hạn chế ra gió nếu như không muốn tình trạng ngứa ngáy nặng hơn.

Trường hợp bắt buộc phải đi thì tốt nhất nên ăn mặc kín, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

Không để cơ thể bị nóng

Nóng ở đây được hiểu là cơ thể chứa nhiều độc tố, khi cơ thể chứa nhiều độc tố cũng là nguyên nhân cơ thể thường xuyên bị mẫn ngứa, phát ban và sức đề kháng bị suy giảm.

Cũng theo lời khuyên từ chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bạn cần tăng cường những thực phẩm có tác dụng giải nhiệt, giải độc như: củ cải, bí đao, đậu phụ, khổ qua,…