Tìm Hiểu Thông Tin Về Thuốc Rabeprazole Cùng Dược Sĩ Sài Gòn

Thuốc Rabeprazole được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và hội chứng Zollinger – Ellison.

Thuốc Rabeprazole được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày

Thuốc Rabeprazole được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày

Dược chất chính: Rabeprazole

Loại thuốc: Dạ dày – tá tràng

Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 1 vỉ x 10 viên nén, 20mg

Công dụng của Rabeprazole

Điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) và hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng

Viên nén Rabeprazole nên được nuốt toàn bộ, không nghiền, bẻ hoặc nhai thuốc. Uống khi no hoặc đói đều được.

Liều dùng

  • Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD): Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đưa ra liều khuyến cáo cho người lớn là 20mg mỗi ngày trong 4-8 tuần và kéo dài thêm 8 tuần nếu các triệu chứng không được cải thiện.
  • Ợ nóng do GERD: liều 20mg mỗi ngày trong 4 tuần và kéo dài thêm 4 tuần nếu các triệu chứng không được cải thiện.
  • Loét dạ dày – tá tràng: liều 20mg mỗi ngày trong 4 tuần.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: liều khởi đầu cho người lớn là 60mg mỗi ngày và được điều chỉnh dựa trên sự cải thiện của triệu chứng. Liều 100mg mỗi ngày và 60mg x 2 lần/ ngày có thể được sử dụng.
  • Phác đồ cho diệt trừ Helicobacter pylori là Rabeprazole 20mg, Clarithromycin 500mg, Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ ngày (sáng và chiều) trong 7 ngày.

Làm gì khi dùng quá liều?

Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Làm gì nếu quên một liều?

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Tác dụng phụ của Rabeprazole

Dược sĩ Cao đẳng Dược chỉ ra một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc như: Đau đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi, viêm họng, phồng rộp hoặc bong tróc da, phát ban, nổi mề đay. Sưng mắt, mặt, miệng, môi, lưỡi hoặc họng, khó thở hoặc khó nuốt, nhịp tim không đều, mệt mỏi quá mức, chóng mặt, lâng lâng, co thắt cơ bắp, lắc không kiểm soát được một phần cơ thể, co giật, tiêu chảy nặng, đau bụng, sốt. Rabeprazole có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Cần gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Đào tạo Dược sĩ Sài Gòn chuẩn Bộ Y tế

Đào tạo Dược sĩ Cao đẳng dược Sài Gòn chuẩn Bộ Y tế

Thận trọng khi sử dụng

Rabeprazole có thể gây viêm kẽ thận. Điều trị rabeprazol trong một khoảng thời gian dài (ví dụ, hơn 3 năm) có thể dẫn đến kém hấp thu cyanocobalamin (vitamin B-12), gây tiêu chảy, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, gãy xương liên quan đến hông, cổ tay hoặc cột sống. Vì vậy, bệnh nhân nên dùng rabeprazole với liều thấp nhất, trong thời gian ngắn nhất.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho các trường hợp đặc biệt

  • Phụ nữ có thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng thuốc khi lợi ích hơn hẳn những nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.
  • Bà mẹ cho con bú: Chưa biết rabeprazole có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Vì có nhiều thuốc được bài tiết qua sữa, cần thận trọng khi dùng rabeprazole cho phụ nữ đang cho con bú.
  • Trẻ em: Không dùng rabeprazole cho bệnh nhi dưới 1 tuổi.
  • Người cao tuổi: Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân cao tuổi vì một số người nhạy cảm với rabeprazole hơn người trẻ.

Tương tác thuốc

Rabeprazole làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu warfarin (Coumadin). Rabeprazole làm giảm thải trừ của cyclosporin trong gan, do đó làm tăng nồng độ cyclosporin trong máu và có khả năng dẫn đến ngộ độc cyclosporin. Sự hấp thu của một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nồng độ axit trong dạ dày. Rabeprazole làm giảm hấp thu và nồng độ trong máu của ketoconazole (Nizoral), làm tăng hấp thu và nồng độ trong máu của digoxin (Lanoxin), dẫn đến giảm hiệu quả của ketoconazole hoặc ngộ độc digoxin. Rabeprazole có thể làm giảm nồng độ trong máu của atazanavir (Reyataz).

Bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *