Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được, đặc trưng bởi hành động phải đi lại liên tục của bệnh nhân
Cùng các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh để có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Contents
Hội chứng chân không yên là gì?
Hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome – RLS), là một bệnh lý thần kinh khiến cho người bệnh có những cơn xung động hầu như không kiểm soát được. Hội chứng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu khi đang ngồi hay nằm xuống khiến người bệnh phải đứng lên và di chuyển. Di chuyển giúp giảm bớt cảm giác khó chịu tạm thời. Những cảm giác này cũng có thể xảy ra đối với tay.
Hội chứng này thường xảy ra vào buổi tối khi bạn đang ngồi hoặc nằm. Nó có thể là nguyên nhân gây phá vỡ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng buồn ngủ vào ban ban ngày và khiến người bệnh đi lại khó khăn.
Hội chứng chân không yên có thể khởi bệnh ở bất cứ độ tuổi nào và sẽ nặng dần theo thời gian. Bệnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, dẫn tới sự mệt mỏi vào ban ngày và gây khó khăn cho đi lại.
Nguyên nhân gây nên hội chứng chân không yên
Thông thường nguyên nhân của bệnh không được tìm ra. Các nhà khoa học nghi ngờ tình trạng này là do mất cân bằng chất đô pa min trong não, chất này có tác dụng gửi tính hiệu để cử động các cơ.
Nguyên nhân di truyền
Đôi lúc hội chứng chân không yên xảy ra trong gia đình, đặc biệt là khi tình trạng bắt đầu sau 50 tuổi. Các nhà khoa học đã xác định được vị trí nhiễm sắc thể nơi gene liên quan đến hội chứng chân không yên.
Nguyên nhân do mang thai
Thai kì và các thay đổi về hormone có thể làm tệ hơn hội chứng chân không yên. Một số phụ nữ bị bệnh lần đầu trong suốt thời gian thai kì, đặc biệt trong ba tháng cuối. Mặc dù vậy, các dấu hiệu và triệu chứng thường biến mất sau khi sinh.
Triệu chứng thường gặp của hội chứng chân không yên?
Chính sự thôi thúc phải di chuyển tạo ra tên bệnh “hội chứng chân không yên”. Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của hội chứng chân không yên bao gồm:
- Cảm giác khó chịu bắt đầu khi nghỉ: Cảm giác đó thường bắt đầu sau khi nằm hay ngồi một thời gian dài như khi lái xe, đi máy bay hay trong rạp chiếu phim.
- Được xoa dịu khi cử động: Cảm giác gây ra do hội chứng chân không yên giảm đi khi cử động như khi kéo giản, rung chân, nhịp chân hay bước đi.
- Các triệu chứng tệ hơn vào buổi chiều tối: Các triệu chứng xảy ra chủ yếu vào buổi tối.
- Co giật chân vào ban đêm: Hội chứng chân không yên có thể liên quan đến các tình trạng khác, thường gặp nhất là tình trạng gọi là cử động chi theo chu kì khi ngủ, khiến cho chân co giật và đá, có thể xảy ra suốt đêm khi ngủ.
Người bệnh thường diễn tả hội chứng chân không yên với các triệu chứng là cảm giác bất thường, khó chịu ở chân và bàn chân, đa số là ở cả hai bên của cơ thể. Ít phổ biến hơn nhưng có thể có các cảm giác ấy ở chân.
Các cảm giác thường xảy ra ở các chi, chứ không phải ở da, được diễn tả như:
- Cảm giác bị cào cấu
- Cảm giác ghê rợn
- Bị kéo chân
- Cảm giác nhói
- Đau
- Ngứa
Theo các Bác sĩ chuyên khoa thì độ nghiêm trọng của triệu chứng thường thay đổi. Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể biến mất một thời gian, sau đó trở lại. Dù không quá nguy hiểm nhưng những triệu chứng của chân không yến khiến cho người bệnh khó chịu, mất ngủ, vì vậy nên điều trị bệnh sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Những phương điều trị hội chứng chân không yên?
Mục tiêu của việc điều trị hội chứng chân không yên là làm giảm triệu chứng để bạn có giấc ngủ ngon. Bác sĩ có thể điều trị bằng các biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc. Thường thì phối hợp cả hai phương pháp này cho kết quả khá tốt. Các phương pháp điều trị cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ.
Thay đổi lối sống bằng một số cách đơn giản có thể giúp điều trị các triệu chứng của hội chứng chân không yên.
- Thử tắm bồn và massages: Theo các bác sĩ Y học cổ truyền, ngâm nước ấm và xoa bóp hai chân có thể giúp các cơ thư giãn.
- Chườm ấm hay mát: Nhiệt độ nóng và lạnh hay dùng xen kẽ hai thứ trên có thể giảm bớt cảm giác khó chịu ở chân.
- Thử các kĩ thuật thư giãn như thiền hoặc yoga: Căng thẳng có thể sẽ làm nặng hơn hội chứng chân không yên. Học cách nghỉ ngơi đặc biệt trước khi ngủ.
- Ngủ đầy đủ: Mệt mỏi sẽ làm tệ hơn hội chứng chân không yên, thế nên việc có một giấc ngủ tốt rất quan trọng. Tốt nhất là có một nơi ngủ mát mẻ, im lặng và thoải mái, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ngủ đủ. Một số người bị hội chứng chân không yên cảm thấy đi ngủ trễ và dậy trễ ngày hôm sau sẽ giúp họ ngủ đủ hơn.
- Tập thể dục: Tập thể dục vừa phải và thường xuyên để giảm các triệu chứng nhưng đừng tập quá mức và tập quá trễ trong ngày, điều này có thể làm các triệu chứng tệ hơn.
- Tránh caffeine: Đôi lúc giảm bớt caffeine có thể có ích. Tránh có loại sản phẩm chứa caffeine bao gồm chocolate và các thức uống chứa caffeine (cà phê, trà, nước ngọt) trong vài tuần có thể thấy hiệu quả.
Trên đây là những thông tin về hội chứng chân không yên mà các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và đề cập đến các bạn