Tìm hiểu nguyên tắc điều trị và phòng bệnh mạn tính không lây

Càng ngày, các bệnh mạn tính không lây càng trở thành mối bận tâm đáng kể của con người, vì đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Do đó cần biết các phương pháp điều trị và phòng bệnh để tránh rủi ro lớn nhất có thể.

Bệnh mạn tính đang trở thành mối nguy hiểm của toàn cầu

Bệnh mạn tính đang trở thành mối nguy hiểm của toàn cầu

Nhìn chung, dưới tác động của đô thị hóa, toàn cầu hóa và sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong những thập niên gần đây, một bộ phận không nhỏ trong xã hội có lối sống thiếu lành mạnh, sử dụng nhiều bia rượu và thuốc lá, ăn uống không hợp lý, bệnh béo phì phát triển nhanh, vận động thể lực ít.

Tất cả đều là yếu tố nguy cơ dẫn đến tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm tăng cao và trở thành sự đối mặt đáng lo ngại của nhiều quốc gia và toàn cầu. Nó gióng lên một hồi chuông cảnh báo khiến cho chính phủ của nhiều nước phải xắn tay vào cuộc, trong đó có Việt Nam với các chương trình tiêu biểu như tầm soát các bệnh ung thư, kiểm soát các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần, hen phế quản và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/OMS), khoảng 40% các trường hợp ung thư và 80% các bệnh tim mạch, đái đường, đột quỵ có thể phòng ngừa được nhờ không sử dụng bia rượu, ăn uống hợp lý, tránh bị béo phì và thường xuyên thể dục thể thao rèn luyện thân thể.

Thế nào là bệnh mạn tính?

Khái niệm bệnh mạn tính dùng để chỉ các trường hợp bệnh tiến triển kéo dài hoặc thường xuyên tái phát. Thời gian mắc bệnh từ 3 tháng trở lên. Đây là các bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, không thể tự biến mất và cũng không có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu, như là chủng ngừa bằng vắc xin.

Bệnh mạn tính đa số không do nhiễm khuẩn, do đó không có khả năng truyền từ người nọ sang người kia, nên được gọi là bệnh mạn tính không lây.

Phân nhóm các bệnh mạn tính không lây thường gặp

– Nhóm bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim, thiếu máu cơ tim…

– Nhóm bệnh hô hấp: Hen, khí phế thủng, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Nhóm bệnh tâm thần kinh: Sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, trầm cảm…

– Nhóm bệnh nội tiết: Đái tháo đường, béo phì…

– Nhóm bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ, viêm loét đại tràng, viêm gan mạn tự miễn.

– Nhóm bệnh xương khớp: Loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút…

– Các bệnh mạn tính không lây khác: Suy thận mạn, ung thư, viêm gan mạn do thuốc, hội chứng mệt mỏi mạn tính…

Mỗi năm, nhồi máu cơ tim lấy đi mạng sống của 7,2 triệu người, tai biến mạch máu não 5,5 triệu người, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác 3,9 triệu người. Số người mắc bệnh đái tháo đường là 177 triệu người, nhưng 2/3 “tập trung” ở những nước đang phát triển. Khoảng 1 tỷ người có nguy cơ vượt qua vạch chuẩn cân nặng và ít nhất 300 triệu người đang bị béo phì.

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín chất lượng

Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Y Dược uy tín chất lượng

Nguyên tắc điều trị

Bác sĩ Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, dùng thuốc hằng ngày, chữa trị lâu dài nhằm cải thiện chất lượng sống và hạn chế biến chứng. Kết hợp giữa việc dùng thuốc với phục hồi chức năng và thay đổi hành vi, lối sống bất lợi cho cơ thể. Tuân thủ phác đồ điều trị, tái khám định kỳ cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc.

Phương pháp phòng bệnh chung

Các chuyên gia cho rằng có đến 90% bệnh nhân đái tháo đường, 80% bệnh mạch vành và 1/3 bệnh ung thư có thể tránh mắc phải nhờ thực hiện các biện pháp sau đây:

– Tăng cường vận động và thể dục thể thao rèn luyện cơ thể, duy trì cân nặng chuẩn.

– Ăn nhiều rau và trái cây, giảm mỡ, muối, đường, ăn dầu thực vật chưa bão hòa tốt hơn mỡ động vật bão hòa.

– Giảm hoặc bỏ bia, rượu, thuốc lá.

– Khám sàng lọc các bệnh ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt…

– Điều trị sớm và tích cực các bệnh lý có liên quan ngay khi phát hiện để tránh các hậu quả phiền phức do biến chứng gây ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *