Bệnh ghẻ ở háng sẽ khiến hoạt động đi lại của người bệnh gặp nhiều khó khăn, bất tiện. vậy đâi là nguyên nhân gây bệnh cũng như triệu chứng bệnh ra sao?
Contents
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH GHẺ Ở HÁNG
Bệnh ghẻ ngứa do ký sinh trùng có tên Sarcoptes Scabiei (mạt ngứa) gây nên. Cái ghẻ có kích thước 0.3 -0.5mm xâm nhập vào đường biểu bì da sau đó nhanh chóng đào hầm và đẻ trứng dẫn tới căn bệnh ghẻ ở háng.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng cho biết, có thể gọi đây là bệnh ghẻ sinh dục, được gây nên bởi các tác nhân:
- Tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm khiến các vi khuẩn và ký sinh trùng trong đó có ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei xâm nhập vào da. Tình trạng này dễ xảy ra nhất trong mùa mưa bão, khi lội nước, đi giày ướt mà không vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị ghẻ.
- Lây nhiễm do sống chung hoặc dùng chung vật dụng sinh hoạt với người bị bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ ở háng rất dễ phát sinh trong thời tiết ấm hoặc nóng, vệ sinh cá nhân thiếu sạch sẽ, phổ biến nhất với những người bị mắc nấm da ở chân. Đặc biệt, bệnh rất dễ lây sang các vùng khác của cơ thể và lây nhiễm cho người khác nên cần hết sức thận trọng.
Những yếu tố dễ khiến bệnh ghẻ bùng phát:
- Dịch tễ: ghẻ dễ hình thành ổ dịch ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm, khu vực sống chật hẹp và điều kiện vệ sinh kém hay nóng ẩm.
- Lan bệnh: cào gãi khiến ghẻ lan rộng ra toàn thân
- Lây nhiễm: từ người này qua người khác qua hoạt động tình dục, vật dụng trung gian, tiếp xúc trực tiếp…
Điều kiện dễ làm phát sinh bệnh ngứa vùng háng là thời tiết ấm hoặc nóng, vệ sinh cá nhân kém. Bệnh có nguy cơ phổ biến với những người bị mắc nấm da ở chân. Những tổn thương gây ngứa ở háng có thể nhanh chóng lây nhiễm sang các vùng khác của cơ thể thông qua những vết thương hở hoặc gãi, cào. Nguy cơ mắc bệnh ngứa ở háng sẽ ngày càng cao hơn khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: Khăn, giày dép bị ẩm ướt; sàn nhà ẩm ướt không vệ sinh; quần áo bẩn, ẩm ướt; phòng tắm hơi không vệ sinh…
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA BỆNH GHẺ Ở HÁNG
Ngứa ở háng: Đặc tính của cái ghẻ gây bệnh ghẻ là khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nhất là buổi đêm. Bệnh nhân sẽ bị ngứa ngáy đến mức khó ngủ, thậm chí còn mất ngủ khi bị bệnh ghẻ ở cơ quan sinh dục.
Da đỏ và có luống ghẻ: Nguyên nhân gây ngứa là do cái ghẻ đào hầm trên da để sống ký sinh. Cũng chính điều này khiến cho vùng kín bị nổi mẩn đỏ và có các đường luống ghẻ nhỏ gần giống hiện tượng hăm háng.
Nổi mụn nước: Người bệnh sẽ thấy có các mụn nước mọc rải rác ở hai bên háng. Bên trong mụn này chứa dịch trong, nếu nó vỡ ra sẽ làm bệnh lây sang vùng da lành vì trong dịch chứa kí sinh trùng cái ghẻ.
Các dấu hiệu bệnh ghẻ này khá giống với bệnh nấm bẹn, rận mu, viêm phụ khoa, nấm da vùng kín… nên người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán đúng bệnh ghẻ ở háng.
CẦN LÀM GÌ KHI MẮC BỆNH GHẺ Ở HÁNG?
Hiện nay bệnh ghẻ ở háng chủ yếu được điều trị bằng cách loại thuốc trị ghẻ đặc trị bôi tại chỗ hoặc có thể kết hợp cùng hydrocortisone để giảm ngứa. Muốn đẩy lùi triệt để cái ghẻ, tránh bệnh ghẻ ở bộ phận sinh dục nam, nữ, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa gặp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, bác sĩ sẽ xem xét để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Các bác sĩ còn trị liệu ghẻ từ ngoài vào trong bằng sự xâm nhập của thuốc thông qua nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ phù hợp. Nhờ đó thuốc thâm nhập vào con đường mà cái ghẻ đào hang trên hạ bì để tiếp cận rồi tiêu diệt chúng hoàn toàn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp điều hòa khí huyết, thoát mồ hôi, thải độc, chống ngứa nên đem lại hiệu quả toàn diện.
Ngoài việc thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ, theo bác sĩ giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh cũng cần:
- Giữ gìn vệ sinh vùng tổn thương thật sạch sẽ, khô thoáng
- Cố gắng giữ vùng háng không bị đổ mồ hôi và tránh mặc chung quần áo với người bình thường
- Mặc quần lót không bó sát, giặt quần áo sạch sẽ, luộc bằng nước sôi và phơi khô ngoài nắng hoặc sấy khô để tiêu diệt kí sinh trùng.
- Không tắm bằng sữa tắm hay xà phòng, không dùng dung dịch vệ sinh vùng kín
- Không cào gãi mạnh làm trầy xước vùng háng bị ghẻ
Những việc làm này cần được thực hiện nghiêm túc trong suốt thời gian chữa trị để đảm bảo kết quả điều trị đạt được ở mức tối ưu.