Tìm Hiểu Căn Bệnh Mạn Tính Cùng Chuyên Gia Dược Sài Gòn

Người cao tuổi Việt Nam đang phải đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, mắc nhiều bệnh một lúc, đặc biệt là các bệnh mạn tính. Vậy làm thế nào để sống chung với bệnh mạn tính, tận hưởng cuộc sống trọn vẹn?

Bệnh mạn tính tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu

Bệnh mạn tính tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu

Như thế nào được coi là bệnh mạn tính?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể phòng ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát bằng thuốc hay các phương pháp điều trị khác.

Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gây ra nên gọi là bệnh mạn tính không lây. Xu hướng chung không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng gia tăng và trẻ hóa đối tượng mắc bệnh. Các bệnh mạn tính điển hình gồm viêm khớp, hen phế quản, đái tháo đường, động kinh và tăng huyết áp.

Bệnh mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh ra sao?

Tại Việt Nam, cứ 10 người chết thì có 7 người chết do các bệnh không lây nhiễm, trong đó 43%  số ca tử vong trước 70 tuổi, gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm đến 66% trong tổng gánh nặng bệnh tật.

Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thì người mắc bệnh mạn tính còn bị ảnh hưởng đến tâm sinh lý và đời sống tinh thần. Các chuyên gia Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, khi mắc bệnh mạn tính, người bệnh thường rơi vào trạng thái hoang mang cực độ, với những lo lắng về tình trạng bệnh tật của mình như có nặng lắm không, có chữa được hay không, có tốn nhiều tiền không…

Sự rối loạn tâm lý của người bệnh tùy thuộc vào thời gian chịu tác động của áp lực tâm lý và sức chịu đựng tâm lý của người bệnh. Thời gian chịu áp lực tâm lý càng dài thì mức độ áp lực sẽ càng tăng (trong y học gọi là thời gian ngấm sang chấn).

Thời gian ngấm sang chấn càng lâu, áp lực tâm lý của người bệnh càng nặng nề từ đó họ có những suy nghĩ và hành vi tiêu cực như mặc kệ cho bệnh lý hoành hành, không cộng tác với thầy thuốc, không thực hiện các chế độ điều trị và có người bị trầm cảm thậm chí tự tử…

Hiểu rõ hơn về căn bệnh mạn tính cùng chuyên gia Dược Sài Gòn

Hiểu rõ hơn về căn bệnh mạn tính cùng chuyên gia Dược Sài Gòn

Người bệnh mạn tính có thể làm gì để sống chung với bệnh?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của việc điều trị bệnh mạn tính cũng như chưa đủ kiên nhẫn điều trị. Các liệu trình điều trị bệnh mạn tính thường khá dài, vì vậy, trước hết người bệnh mạn tính cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ, kiên trì điều trị bệnh và hiểu rõ về bệnh của mình.

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ, để làm được điều này bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc, bỏ điều trị, nếu thấy thuốc có tác dụng phụ, hãy trao đổi với bác sĩ để khắc phục chứ không được tự ý bỏ thuốc.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chỉ định không tự ý sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân được người này người kia mách nên đã tự ý mua các loại thực phẩm chức năng hay thuốc không được bác sĩ chỉ định về điều trị có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt nếu sử dụng trong thời gian dài.

Bệnh nhân không nản lòng dù bệnh khó chữa vì thực tế bệnh mạn tính là căn bệnh phải chung sống suốt đời. Nhiều trường hợp dù đã dùng nhiều loại thuốc và điều trị trong thời gian dài nhưng không thấy thuyên giảm nên bệnh nhân đã buông xuôi không điều trị tiếp. Điều này sẽ khiến bệnh nặng thêm. Bạn hãy kiên nhẫn để tìm ra cách chữa trị thích hợp nhất và hãy kiên trì tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Khi mắc bệnh, người bệnh cần hiểu rõ bệnh của mình vì điều này giúp cho bệnh nhân có kiến thức luôn ở tâm thế chủ động khi chung sống lâu dài với bệnh mạn tính. Ngay từ khi mới mắc người bệnh cần tìm hiểu và đem những thắc mắc và mình không biết hỏi bác sĩ để được giải đáp và tư vấn cụ thể. Hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ về căn bệnh của mình như những triệu chứng có thể gặp phải, biện pháp điều trị, chế độ ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi…

Hiện nay y học không ngừng phát triển, mặc dù là bệnh mạn tính nhưng các kiến thức về lâm sàng, điều trị và chăm sóc bệnh nhân luôn được cập nhập và được các bác sĩ nghiên cứu. Trên thực tế, luôn có nhiều loại dược phẩm, biện pháp điều trị mới ra đời giúp cải thiện đáng kể cuộc sống người bệnh.

Để giảm được áp lực tâm lý, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi bị bệnh mạn tính phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có vai trò của người thân trong gia đình cũng như vấn đề được chăm sóc y tế đúng mức. Vì vậy, người bệnh rất cần  được sự quan tâm của người thân, gia đình và bạn bè. Những người bị bệnh mạn tính cũng cần chia sẻ cởi mở những vấn đề gặp trong sinh hoạt hàng ngày với bạn bè, người thân, họ hàng… để cảm thấy bớt cô đơn và có thêm những bí quyết riêng giúp người bệnh đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *