Tìm hiểu cách chữa bệnh chàm tổ đỉa từ B.s Trường Dược Sài Gòn

Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh chàm tổ đỉa, bạn có thể sử dụng thuốc tây hoặc thuốc đông y. Vậy công dụng và hạn chế của các cách chữa bệnh chàm tổ đỉa này như thế nào?

Bệnh chàm tổ đỉa
Bệnh chàm tổ đỉa

Hãy cùng các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu về bệnh chàm tổ đỉa qua bài viết sau đây!

THÔNG TIN CHUNG VỀ BỆNH CHÀM TỔ ĐỈA

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chàm tổ đỉa là là một dạng của căn bệnh chàm, là biểu hiện của tình trạng viêm lớp nông của da qua các giai đoạn cấp tính, mãn tính và có khả năng tái phát thường xuyên nếu không điều trị triệt để.

 Bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới và thường gặp nhất trong độ tuổi từ 20-40 tuổi, nam nữ đều có nguy cơ mắc bệnh như nhau.

Ban đầu sẽ xuất hiện các đám đỏ, mụn nước dày hoặc li ti và rất ngứa trên cơ thể người nhiễm phải bệnh. Chàm tổ đỉa gây mất thẩm mỹ, mỹ quan của người bệnh mặc dù nó không nguy hiểm cho tính mạng nhiều. Làm cho người bệnh sống khép kín mình hơn vì ngại giao tiếp, tự ti. Bệnh càng nặng và khó có thể chữa khỏi được khi bị bệnh càng suy nghĩ lo lắng nhiều. Chính vì vậy điều quan trọng là cần tìm ra cách chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm tổ đỉa là một trong những bệnh khó phát hiện được nguyên nhân vì nguyên nhân gây bệnh cũng khá phức tạp. Cho đến nay, những nguyên nhân chủ yếu có thể được đưa ra như sau:

  • Do di truyền: những thế hệ sau cũng có nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao nếu người nhà trong giai đình có mắc bệnh chàm tổ đỉa.
  • Do cơ địa của từng người.
  • Do bệnh khác gây ra: một số người cũng có thể mắc bệnh chàm tổ đỉa khi mắc các bệnh như viêm gan, thận, viêm đại tràng….
  • Do các dị nguyên: một số người bị dị ứng da hoặc mẫn cảm khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, mỹ phẩm, hóa chất, hoặc ăn phải thức ăn lạ.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh hoặc để tìm ra cách chữa bệnh chàm tổ đỉa hiệu quả.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Các triệu chứng phổ biến của bệnh chàm tổ đỉa thường bao gồm:

  • Cảm thấy ngứa rát trước khi nổi mụn, phần lớn mụn nước tự khô gây tróc da và tạo thành một điểm màu vàng đục.
  • Mụn nước đã bị nhiễm khuẩn khiến khi mụn bị sưng đỏ khiến người bệnh bị nóng sốt, nổi hạch.
  • Ngứa ngáy rất khó chịu, tái phát nhiều lẩn và kéo dài dai dẳng.
  • Triệu chứng chính của bệnh xuất hiện những bóng nước lớn do nhiều mụn nhỏ kết hợp lại. Nhiều mụn nước màu trắng trong khó vỡ vì nằm sâu dưới da.
  • Ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các kẽ tay chân là vị trí mụn thường xuất hiện nhiều nhất.

Khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và tìm cách chữa bệnh chàm tổ đỉa kịp thời.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÀM TỔ ĐỈA

Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa theo Đông y

Thuốc uống giải độc, tiêu viêm, nâng thể trạng:

  • Thành phần: chuẩn bị mỗi thứ 15 g gồm huỳnh kỳ, sâm đại hành, củ kim cang, đẳng sâm; mỗi thứ 10 g gồm thổ phòng phong, bồ công anh, phục linh, kim ngân hoa, vỏ núc nác (hay hoàng bá).
  • Cách thực hiện: Sắc chia làm 2 nước, nước thứ nhất đổ 600 ml, sắc còn 200 ml, nước thứ 2 lượng nước cũng như lần thứ nhất. Cho thêm 1 củ gừng (xắt lát) vào thang thuốc nếu bị tiêu chảy. Dùng đến khi vết chàm khô, hết ngứa và không còn tái phát nữa thì ngừng.

Thuốc ngâm, rửa vết chàm:

  • Thành phần: Ngải cứu 50 g, vỏ núc nác 50 g, xà sàng tử 20 g, kinh giới 10 g, phèn xanh 5 g.
  • Cách thực hiện: Cho 3-4 lít nước vào các vị trên, nấu sôi rồi để nước ấm ấm, ngày ngâm vài lần, ngâm vùng bị chàm tổ đỉa chừng 10 phút, mỗi đợt chừng 5-7 ngày. Thực hiện liên tục đến khi bệnh không còn tái phát thì mới dừng.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, thuốc đông y an toàn và không gây tác dụng phụ cho cơ thể. Điều trị bệnh không tái phát. Tuy nhiên thời gian dùng thuốc trị bệnh chàm lâu, tốn công sức, hiệu quả tùy thuốc vào cơ địa từng người.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín
Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Dược sĩ nhà thuốc uy tín

Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa theo Tây y

Bác sỹ sẽ kê những loại thuốc mỡ hay thuốc điều trị nhiễm trùng, dị ứng tùy theo từng giai đoạn của bệnh.

Giai đoạn chàm tổ đỉa cấp:

  • Đắp lên thương tổn dung dịch jarish cho đến khi hết chảy nước.
  • Bôi lên tổn thương khi có bội nhiễm dung dịch castellani/ xanh metylen.
  • Uống kháng histamin (loratadin, citirizin, telfast…) và kháng sinh phòng bội nhiễm cho toàn thân. Nếu tình trạng nặng dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa có thể dùng corticoid liều thấp.

Giai đoạn chàm tổ đỉa bán cấp:

  • Bôi tại chỗ cho đến khi đỡ đỏ, đỡ phù nề hồ tetrapred hoặc hồ nước. Thuốc kháng sinh có corticoide (dạng kem bôi) như fusicort, fobancort, supricort-N có thể được kết hợp sử dụng.
  • Tiếp tục uống kháng histamin và uống kháng sinh khi có bội nhiễm cho toàn thân.
  • Giai đoạn chàm tổ đỉa mạn tính:
  • Bôi thuốc ức chế miễn dịch tacrolimus (FK 506/ protopic) hoặc các loại mỡ corticoide như: flucinar, lorinden, eumovate, dermovate kết hợp với một số thuốc làm ẩm da như cetaphyl, skincare-U, physiogel cleanser.
  • Vẫn tiếp tục uống kháng histamin và một số sinh tố A, C, E toàn thân.

Thuốc Tây y nhanh chóng làm giảm các triệu chứng ngoài da của bệnh chàm tổ đỉa, kháng viêm, diệt khuẩn. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể và không thể loại bỏ được hẳn bệnh, sau khi ngừng thuốc bệnh sẽ tái phát lại trong thời gian ngắn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *