Ung thư tế bào gai ở da thường không nguy kịch đến mức đe dọa tính mạng nhưng nếu không điều trị thì sẽ lan rộng hay di căn đến các bộ phận khác và gây ra các biến chứng nghiêm trọng
Ung thư tế bào gai là hậu quả của việc tiếp xúc lâu dài với tia cực tím
Contents
Bệnh ung thư tế bào gai ở da là gì?
Ung thư tế bào gai ở da là loại ung thư da thường gặp ảnh hưởng lên lớp tế bào gai – là lớp nằm giữa trong 5 lớp trong phần biểu bì da.
Hầu hết ung thư tế bào gai là hậu quả của việc tiếp xúc lâu dài với tia cực tím cả trong ánh nắng mặt trời hay trong tắm nắng nhân tạo. Nếu hạn chế được tia cực tím chiếu trực tiếp vào da sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư tế bào gai và các loại ung thư khác ở da. Ung thư tế bào gai có thể thấy ở nhiều vùng da trên cơ thể và ở bất cứ nơi nào có tế bào gai.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư tế bào gai
Ung thư tế bào gai ở da thường xuất hiện ở vùng da mỏng, phẳng và các tế bào gai tại đó bị đột biến gen. Thông thường, các tế bào da non sẽ đẩy dần các tế bào già lên phía trên bề mặt da, sau đó các tế bào già sẽ chết dần và rơi ra khỏi bề mặt da. Những đột biến trong gen sẽ ngăn chặn quá trình này và gây ra sự tăng trưởng và tái tạo tế bào da không ngừng và cuối cùng dẫn đến khối ung thư da.
Hầu như sự phá hủy và đột biến trong DNA (gen) ở tế bào da là do bức xạ từ tia cực tím có trong ánh nắng Mặt trời và trong tắm nắng nhân tạo.
Tuy nhiên việc tiếp xúc với nắng không thể giải thích được việc ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở vùng da không thường xuyên ra nắng. Điều này cho thấy rằng vẫn còn một số yếu tố khác ngoài ánh nắng có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư da như tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tế bào gai ở da là gì?
Ung thư tế bào gai thường xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời như da đầu, mặt mu tay, lỗ tai hay ở môi. Tuy nhiên, chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm trong vòm miệng, ở vùng hậu môn – sinh dục.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tế bào gai ở da được bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn chỉ ra bao gồm:
- Nốt ở da cứng, chắc, có màu đỏ
- Tổn thương loét trơn với vảy khô đóng viền xung quanh
- Tổn thương loét mới trên vùng có vết sẹo hay vết loét cũ
- Mảng da gồ ghề, dạng đóng vảy và có thể dẫn đến loét da
- Một mảng da đỏ và cứng trong vòm miệng
- Những tổn thương dạng mụn cóc, đỏ ở vùng hậu môn – niệu – sinh dục.
Điều trị ung thư tế bào gai ở da cùng với chuyên gia Cao Đẳng Dược
Có những phương pháp nào điều trị bệnh ung thư tế bào gai ở da?
Hầu như ung thư tế bào gai ở da sẽ hết hẳn sau khi vi phẫu và thỉnh thoảng có thể điều trị với thuốc. Bác sĩ Trường Dược Sài Gòn cho biết việc lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất phụ thuộc vào kích thước, vị trí và độ xâm lấn của khối u và cũng tùy thuộc vào sự lựa chọn của bệnh nhân.
- Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Đốt điện và nạo da: cắt bỏ phần ung thư da với thiết bị nạo da (curet) và sau đó đốt lớp đáy tận cùng của khối u bằng dao điện. Phương pháp này thường dùng cho khối ung thư tế bào gai nhỏ.
- Nạo da và cắt lạnh: tương tự quá trình nạo và đốt điện, sau khi khối u được loại bỏ, lớp đáy trong cùng của mô hay tại vùng có sinh thiết da cần được điều trị với Nitơ lỏng.
- Liệu pháp laser: với chùm tia sáng có cường độ lớn sẽ ngăn chặn sự phát triển khối và phá hủy một ít đến lớp mô xung quanh khối u, do đó sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu, sưng hay tạo sẹo. Đây là phương pháp ưu tiên dùng cho các khối u ở bề mặt nông trên da.
- Đông lạnh: đây là phương pháp làm đông tế bào ung thư với Nitơ lỏng (phẫu thuật lạnh) và có thể dùng để trị các tổn thương da ở bề mặt nông.
- Liệu pháp quang động: đây là phương pháp kết hợp giữa thuốc nhạy quang học và ánh sáng để điều trị ung thư da.
- Kem hay lotion có thuốc: với ung thư ở lớp nông trên da, bạn có thể chỉ cần thoa kem hay lotion có chứa thành phần thuốc chống ung thư lên trực tiếp vùng da bệnh.
- Cắt bỏ: bác sĩ sẽ cắt bỏ mô da bị ung thư và cả rìa da xung quanh sát mô lành. Và một số trường hợp sẽ yêu cầu cần cắt bỏ thêm vùng da bình thường quanh khối u. Để giảm việc tạo sẹo, đặc biệt ở mặt, bạn nên tham vấn thêm với bác sĩ dày dặn kinh nghiệm trong việc loại bỏ khối u trên da.
- Phẫu thuật Mohs: bác sĩ sẽ cắt khối u theo từng lớp và kiểm tra dưới kính hiển vi xem từng lớp cho đến khi không còn thấy tế bào bất thường nào còn sót lại. Điều này sẽ làm cho bác sĩ chắc chắn hơn và đảm bảo hơn trong việc loại bỏ khối u và tránh cắt nhầm mô lành.
- Xạ trị: đây là phương pháp dùng chùm tia sáng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương pháp ưu thế hơn trong các ung thư ở lớp sâu của da, hay trong các trường hợp có nguy cơ tái phát ung thư da sau phẫu thuật và cả ở những người không thể trải qua phẫu thuật.