Ám ảnh sợ khoảng trống là một dạng rối loạn lo âu, người bệnh lên cơn sợ khi ở nơi công cộng dù chẳng có gì nguy hiểm xảy ra. Vậy có biện pháp nào để trị bệnh này?
Hãy cùng các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu chi tiết về bệnh Ám ảnh sợ khoảng trống qua bài viết dưới đây!
Contents
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ BỆNH ÁM ẢNH SỢ KHOẢNG TRỐNG
Bệnh ám ảnh sợ khoảng trống là gì?
Theo các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, ám ảnh sợ khoảng trống (Agoraphobia) là một dạng rối loạn lo âu được phát động bởi một đối tượng hoặc một tình huống nhất định mà bản thân nó chẳng có gì nguy hiểm đối với bệnh nhân.
Chứng bệnh này khiến người bệnh sợ hãi và tránh né các địa điểm hoặc tình huống có thể làm họ cảm thấy hoảng loạn và bế tắc, bất lực hoặc xấu hổ. Người bệnh sợ hãi một tình huống có thật hoặc trong dự kiến như sử dụng phương tiện công cộng, ở trong không gian mở hoặc không gian kín, đứng xếp hàng hoặc ở trong đám đông. Hầu hết những người mắc chứng sợ không gian rộng đều trải quan một cơn hoảng loạn và điều đó khiến họ lo lắng sẽ phải trải qua cơn hoảng loạn đó nữa. Điều này khiến họ né tránh các nơi có thể làm cơn hoảng loạn xảy ra lần nữa.
Chứng sợ không gian rộng có thể rất khó khăn để vượt qua vì khi đó người bệnh phải đối diện với nỗi sợ hãi của chính mình. Nhưng trị liệu bằng các biện pháp tâm lý và dùng thuốc có thể giúp người bệnh thoát khỏi nỗi sợ hãi không gian rộng để sống một cuộc sống vui vẻ hơn. Để điều trị bệnh ám ảnh sợ khoảng trống, bạn có thể tìm đến Hello Doctor chúng tôi.
Những nguyên nhân gây bệnh ám ảnh sợ khoảng trống
Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ khoảng trống. Nhưng các nhà khoa học cũng phát hiện ra bệnh ám ảnh sợ khoảng trống thường có liên quan đến yếu tố di truyền trong gia đình và thường khởi phát sau một sự kiện gây chấn động. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc tăng dần.
Các yếu tố về sinh học bao gồm: Các bệnh và di truyền và các yếu tố khác như: tính tình, căng thẳng từ môi trường và các kinh nghiệm học tập có thể đóng vai trò quan trọng gây ra chứng sợ không gian rộng.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh ám ảnh sợ khoảng trống
Các triệu chứng điển hình của chứng sợ không gian rộng bao gồm:
- Sợ đi ra ngoài một mình
- Sợ đám đông hoặc sợ xếp hàng
- Sợ không gian kín như rạp chiếu phim, thang máy hoặc các cửa hàng nhỏ
- Sợ không gian mở như bãi giữ xe, cầu hoặc các trung tâm thương mại
- Sợ sử dụng các phương tiện công cộng như xe bus, máy bay hoặc tàu hỏa
Những tình huống này tạo ra sự lo lắng vì người bệnh sợ không thể thoát ra hoặc không thể tìm được sự giúp đỡ nếu họ bắt đầu cảm thấy hoảng loạn hoặc có các triệu chứng khác. Sau đó, người bệnh thường né tránh những tình huống khiến cho họ cảm thấy sợ hãi và có sự ám ảnh đối với một sự việc hay dấu hiệu. Họ thường cần có người đồng hành để đi ra ngoài và cực kì căng thẳng khi chịu đựng một tình huống mà họ cảm thấy sợ hãi. Nỗi sợ hãi và sự né tránh của người bệnh thường kéo dài hơn 6 tháng.
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH ÁM ẢNH SỢ KHOẢNG TRỐNG
Theo các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng, điều trị chứng sợ không gian rộng thường bao gồm cả hai phương pháp là: dùng thuốc và trị liệu tâm lý. Việc điều trị có thể tốn nhiều thời gian nên đòi hỏi bệnh nhân cần phải hết sức kiên nhẫn. Các chuyên gia cũng chia sẻ cụ thể đến bạn đọc cũng như người bệnh 2 biện pháp điều trị bệnh cụ thể như sau:
Liệu pháp trị liệu tâm lý
Người bệnh sẽ trao đổi với chuyên gia trị liệu để đưa ra mục tiêu điều trị và học các kĩ năng thực tế để xoa dịu các triệu chứng lo âu. Liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức là một trong những cách trị liệu tâm lý có hiệu quả nhất cho các rối loạn lo âu, bao gồm chứng sợ không gian rộng.
Thông thường trong một đợt điều trị ngắn ngày, liệu pháp hành vi nhận thức tập trung vào việc hướng dẫn người bệnh các kĩ năng để giải quyết lo âu tốt hơn, đối diện với các nỗi lo lắng và giúp họ dần dần quay trở lại các hoạt động mà họ đã từng tránh né do lo âu. Thông qua quá trình này, các triệu chứng của người bệnh sẽ được cải thiện khi có được thành công ban đầu.
Điều trị bằng dùng thuốc
Một vài loại thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị chứng sợ không gian rộng, và đôi khi thuốc chống lo âu cũng được sử dụng nhưng hạn chế hơn.
Cần vài tuần để thuốc có tác dụng và bạn có thể phải thay đổi thuốc nhiều lần trước khi bác sĩ tìm được loại thuốc có tác dụng cao nhất đối với bạn.
Khi bắt đầu sử dụng và sau khi ngưng sử dụng thuốc chống trầm cảm đều có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn như gây cảm giác khó chịu hoặc thậm chí gây ra các triệu chứng của cơn hoảng loạn. Vì lí do này mà bác sĩ thường sẽ tăng dần dần liều lượng thuốc trong quá trình điều trị và giảm liều từ từ khi bạn đã sẵn sàng ngừng dùng thuốc.
Hi vọng qua bài viết mà các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn giúp bạn có những thông tin cần thiết, giúp bạn phát hiện cũng như điều trị bệnh một cách hiệu quả.